Quốc hội nước Cộng hòa xã hội ch
Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nơi đại diện cho ước nguyện của nhân dân
BT- Ngày 6/1/1946, cuộc
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước ta đã được tiến hành theo những
nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời, là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về
thể chế dân chủ của nước ta.

Bối cảnh lịch sử…
Giữa tháng 8/1945, khi chủ
nghĩa phát xít tuyên bố đầu hàng các nước Đồng minh không điều kiện và lực lượng
cách mạng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong cả nước, Hội nghị toàn quốc của
Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 -
15/8/1945 để quyết định phát động Tổng khởi nghĩa. Thực hiện Nghị quyết Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền, nhân dân Việt Nam đã nhất tề nổi dậy, cuộc Tổng
khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi, chính quyền trong cả nước đã
thuộc về nhân dân.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng
trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm
thời tổ chức phiên họp đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ
chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả
công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt
giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”.
Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính
phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 14-SL quy định
mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội và ghi rõ: Chiểu theo Nghị quyết của Quốc
dân Đại hội ngày 16, 17/8/1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ
theo chính thể dân chủ cộng hòa và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc
dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên; tiếp theo đó, ban hành Sắc
lệnh số 39-SL ngày 26/9/1945 về thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển
cử; Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/10/1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải
thực hiện theo lối phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín; Sắc
lệnh số 71-SL ngày 2/12/1945 bổ khuyết Điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51-SL
nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người ứng cử. Công tác chuẩn bị cho Tổng
tuyển cử diễn ra rất khẩn trương trong điều kiện thù trong, giặc ngoài; trong
bối cảnh nền kinh tế, xã hội hết sức khó khăn. Cuộc Tổng tuyển cử lúc đầu được
dự kiến là ngày 23/12/1945, nhưng để thực hiện chủ trương thống nhất và hòa
giải, có thêm thời gian cho công tác chuẩn bị và các ứng cử viên có điều kiện
nộp đơn, đi vận động tranh cử. Ngày 18/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh
hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày chủ nhật, 6/1/1946.
 |
ĐBQH đơn vị tỉnh Bình Thuận đi giám sát ô
nhiễm môi trường tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và
Đồng Nai. Ảnh: Quốc Tín |
Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “Ngày mai, là
một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày
mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng
dụng quyền dân chủ của mình”. Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bằng
ý chí sắt đá của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được,
toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền
Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn
ngày lịch sử - ngày 6/1/1946: Toàn dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.
Thắng lợi…
Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng
tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ,
tiến bộ nhất, đó là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã hoàn toàn
thắng lợi: Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Cuộc bầu
cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp
pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng
trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến, kiến quốc, giải quyết
mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế.
 |
ĐBQH Nguyễn Hồng Hải trong lần tiếp xúc cử tri xã Nghị Đức (Tánh
Linh). |
Có thể khẳng định, trong bối
cảnh cách mạng Việt Nam có nhiều khó khăn chồng chất, nhân dân ta vừa thoát khỏi
ách nô lệ nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định tổ chức Tổng
tuyển cử và cuộc Tổng tuyển cử thành công là một quyết định sáng suốt, kịp thời,
nhạy bén chính trị và khoa học, thực tiễn sâu sắc. Thắng lợi đó là khẳng định
đường lối, chủ trương của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo, thể hiện khát vọng được
độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng
định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước
của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của Nhân
dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thắng lợi đó là một mốc son
đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách
mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta có một Quốc hội, một Chính
phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn
đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và
đối ngoại. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát
biểu tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là: “... kết quả của sự hy sinh,
tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của
toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già,
trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam
đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc
lập cho Tổ quốc”.
 |
ĐBQH Bố Thị Xuân Linh (giữa) thăm, tặng quà gia đình chính sách tại
huyện Tuy Phong. |
Khẳng định…
75 năm đã qua, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngày càng khẳng định rõ vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất, là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri, luôn đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân. Trong quá trình phát triển, Quốc hội đã có sự liên tục
kế thừa và không ngừng đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách
mạng Việt Nam. Kinh nghiệm thực tiễn của Quốc hội khóa trước luôn là bài học quý
cho việc củng cố, nâng cao Quốc hội khóa sau. Việc gần gũi, gắn bó mật thiết với
nhân dân, nắm bắt đầy đủ, thấu hiểu sâu sắc tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu chính
đáng của nhân dân, trân trọng lắng nghe, phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của
nhân dân đã bảo đảm cho Quốc hội có những quyết sách đúng đắn, phù hợp thực
tiễn, góp phần nâng cao uy tín, vai trò của Quốc hội, thu hút được sự quan tâm,
ủng hộ, đóng góp ý kiến xây dựng và củng cố niềm tin của cử tri, của nhân dân
đối với Quốc hội. Trong sinh hoạt, Quốc hội luôn phát huy dân chủ, qua đó tạo
thêm sức mạnh và sự năng động, sáng tạo từ hệ thống chính trị của nước ta. Đối
với Quốc hội, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực để Quốc hội thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, khai thác tốt tiềm năng sáng tạo và
tính chủ động của từng cơ quan của Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội. Thực tế
hoạt động của Quốc hội cho thấy có những vấn đề được quyết định không dễ dàng mà
phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, qua đó đã làm cho
các quyết định có tính chính xác cao hơn, tạo sự đồng thuận tốt hơn, giúp công
tác chỉ đạo điều hành thuận lợi và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và
phù hợp với ý nguyện của nhân dân. Kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên
bầu ra Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2021) là dịp để toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta ôn lại lịch sử hình thành và phát triển; ghi nhận những thành tựu
và rút ra những bài học kinh nghiệm mà Quốc hội nước ta đã đạt được trong 75 năm
qua. Từ đó, Quốc hội nước ta sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng hào
hùng của dân tộc, luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xứng
đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu vì mục tiêu: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Huy Toàn