Theo dõi trên

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

25/10/2020, 10:43

BTO- Tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, ngày 24/10, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, kỳ họp tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và xem xét một số tờ trình dự án luật. Tại điểm cầu Bình Thuận bà Nguyễn Thị Phúc - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì; đại diện một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh.

Kỳ họp đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Các nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật gồm: chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường; chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường nước, đất, không khí; phân bổ hạn ngạch xả nước thải vào môi trường nước mặt; quy hoạch bảo vệ môi trường; lộ trình di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp với quy hoạch.

 Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung toàn diện các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường… theo hướng đổi mới mạnh mẽ cơ chế, biện pháp, công cụ quản lý trong hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Qua thảo luận, các đại biểu đều nhất trí về tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường hiện hành, nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về quản lý nhà nước cũng như quyền lợi của doanh nghiệp, người dân về các vấn đề môi trường. Các ý kiến cũng cho rằng, dự thảo liên quan đến những vấn đề mang tính khoa học và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, đảm bảo tính khả thi. Một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; rà soát các quy định về kinh phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và quy định cụ thể lộ trình bắt buộc thực hiện tính chi phí phải trả dựa trên khối lượng, chủng loại chất thải phát sinh, bảo đảm tính khả thi… 

Trong ngày làm việc này, các ĐBQH đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra 4 dự án luật gồm: Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Nghe Tờ trình và thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

T.Duyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)