Theo dõi trên

Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi Covid-19

28/04/2020, 15:31 - Lượt đọc: 92

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Việt Nam về cơ bản đã đẩy lùi được dịch Covid-19. Đây là thời điểm tìm cách tháo gỡ khó khăn, phục hồi kinh tế.

Chiều nay, 28/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống Covid-19.

Thủ tướng đánh giá, Việt Nam đã đẩy lùi được Covid-19 và phiên họp này tiếp tục bàn tháo gỡ, nới lỏng các hoạt động sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm, ổn định sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng.  

Vui mừng vì 12 ngày qua cả nước không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, Thủ tướng cho rằng, hệ số lây nhiễm thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Việt Nam có gần 100 triệu dân nhưng chỉ có 270 ca nhiễm Covid-19 và không có người tử vong.

Điều đó là nhờ cả hệ thống chính trị quyết liệt, quyết tâm trong chống dịch rất hiệu quả. Các quốc gia, các tổ chức quốc tế, trên 100 NGO tại Việt Nam ca ngợi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong phòng chống dịch.

Cùng với đó là bàn các giải pháp để ngăn chặn cho được các nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ bên ngoài, trong đó có các biện pháp trong “trạng thái bình thường mới” cần áp dụng (đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay thường xuyên...).

                
      
      Thủ tướng Nguyễn Xuân    Phúc Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng,    chống Covid-19. 

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, về 8 trường hợp dương tính trở lại sau khi đã khỏi bệnh thì hiện đang được cách ly, theo dõi tiếp tại các cơ sở y tế. Sau khi thực hiện việc nuôi cấy lại 5 mẫu virus của các ca dương tính trở lại này thì nhận thấy các virus này không phát triển. 

Cũng theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đến nay, Việt Nam đã tự sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm thay thế nguồn nhập khẩu từ nước ngoài và đang được sử dụng chủ đạo tại Việt Nam để xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2. Ưu điểm của các sinh phẩm này là giá thành hợp lý, chất lượng tương đương các sinh phẩm quốc tế.

Thời gian qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phối hợp với Đại học Nagasaki của Nhật Bản nghiên cứu và phát triển loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể. Điểm khác biệt rất đáng chú ý là sinh phẩm xét nghiệm của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác.

Sinh phẩm “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm: Sử dụng rộng rãi cho tất cả các tuyến từ tuyến huyện; độ nhạy và độ đặc hiệu cao khoảng 95% sau khi bị nhiễm 8 ngày; giá thành của sinh phẩm này rẻ (chỉ khoảng 5 USD/kit xét nghiệm). Hiện Bộ Y tế đang làm thủ tục công nhận sinh phẩm này để đưa vào sản xuất hàng loạt. Nếu thành công, Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể và thương mại hóa.

Hai xét nghiệm trên đây dùng để bổ trợ cho nhau trong việc khẳng định Covid-19 và xác định mức độ lây lan trong cộng đồng. Thời gian tới, với 2 loại sinh phẩm sản xuất được, Việt Nam sẽ hoàn toàn chủ động việc xét nghiệm mà không cần phải mua thêm máy móc, thiết bị xét nghiệm cũng như các sinh phẩm, hóa chất cần thiết khác.

Vũ Dũng/VOV



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024): Từ đội tàu hùng hậu hướng đến chế biến sâu
Bình Thuận là một trong những “vựa cá” lớn của nước ta. Phát triển toàn diện ngành thủy sản theo hướng bền vững là cách mà Bình Thuận tiếp tục chọn lựa để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển, ngành Thủy sản Bình Thuận đã trải qua không ít khó khăn, thách thức, từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi Covid-19