Theo dõi trên

Điều trị miễn phí - điểm tựa cho người mắc lao

28/03/2019, 08:30

BT- Mỗi năm, thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày, một người bệnh lao có thể gây nhiễm vi khuẩn lao cho nhiều người và tăng theo cấp số nhân, nếu không phát hiện, điều trị sớm.

                
Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân tại    Bệnh viện Phổi Bình Thuận.

 Từ năm 2018 đến nay, Bệnh viện Phổi Bình Thuận đã khám, phát hiện 1.716 trường hợp nhiễm lao; tăng 48 trường hợp so năm 2017. Nguồn lây (người ho khạc đàm có vi khuẩn lao trong đàm) 99,3/100.000 dân; tỷ lệ bệnh nhân chết 43,5/100.000 dân. Trong đó, có 1.513 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện và đáp ứng tốt; với kết quả trị lành đạt 91%. Những số liệu này đã cho thấy hoạt động điều trị được duy trì tốt. Tuy nhiên, số bệnh nhân lao kháng thuốc cũng tăng. Cụ thể, năm 2017 có 38 bệnh nhân lao kháng thuốc. Năm 2018 tổng số mắc lao kháng thuốc  là 49 người.

Bác sĩ Lê Huy Thuần (Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Bình Thuận) giải thích: Công tác phòng chống lao tại Bình Thuận còn nhiều khó khăn. Đa số bệnh nhân lao là người nghèo, có thu nhập thấp, chưa có ý thức chống lây lan cho cộng đồng bởi  ít tiếp cận các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, người mắc bệnh lao chịu định kiến của xã hội. Thời gian điều trị dài gây trở ngại cho bệnh nhân trong đời sống. Hơn thế nữa, tình hình cung ứng thuốc lao và lao đa kháng thuốc thường gián đoạn, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh nhân.

Trong cơ thể, vi khuẩn lao hay gây bệnh nhất ở phổi, gọi là lao phổi, chiếm 80%. Một người bị bệnh lao có thể gây nhiễm vi khuẩn lao cho khoảng 10 - 15 người mỗi năm, thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì con số ấy sẽ tăng theo cấp số nhân. Mục tiêu chương trình chống lao đến hết năm 2020, là giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131/100.000 dân, giảm số người chết do bệnh lao dưới 10/100.000 dân, khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện. Tầm nhìn đến năm 2030 hướng tới mục tiêu người dân Bình Thuận nói riêng, cả nước nói chung sống trong môi trường không còn bệnh lao.

Theo bác sĩ Thuần, cách phòng bệnh tốt nhất cho cộng đồng là phát hiện sớm người mắc bệnh lao phổi và tích cực chữa bệnh. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm vắc xin phòng lao. Người mắc lao phổi phải che miệng khi ho hắt hơi, thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, cải thiện dinh dưỡng, tập thể dục, vệ sinh nhà cửa… Nếu người thân trong gia đình có nguy cơ nhiễm và mắc lao (ho khan, ho ra máu kéo dài, gầy, kém ăn, đau ngực, khó thở…), hãy đến trạm y tế hoặc tổ chống lao huyện để được điều trị kịp thời, tránh lây lan. Người mắc bệnh lao được miễn phí hoàn toàn chi phí thuốc điều trị, sẽ mau lành bệnh nếu tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Tập trung những điểm nóng để giải quyết thiếu nước sạch cho dân
BTO-Chiều 23/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì buổi họp nghe báo cáo đề xuất giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp tại đầu cầu UBND tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành liên quan và được kết nối trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điều trị miễn phí - điểm tựa cho người mắc lao