Theo dõi trên

Đường vào thôn trở thành “ao nước”

26/11/2018, 10:20

BT- Chính quyền địa phương đã giải quyết, xử lý nhiều lần nhưng bất thành, đoạn đường ngày một trở thành “ao nước”, khiến người dân khổ sở trong việc đi lại và vô cùng bức xúc.

 Đường từ ổ gà thành ổ voi

Thôn Hiệp Hòa thuộc xã Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam) hiện có 416 hộ gồm 102 hộ đồng bào Chăm với hơn 2.000 nhân khẩu, chủ yếu sống nhờ vào sản xuất thanh long. Trước đây, giao thông đi lại khó khăn, để giao thương với bên ngoài, người dân Hiệp Hòa chủ yếu đi qua cầu treo bằng gỗ gập ghềnh bắc qua con sông Phan nối liền với thôn Hiệp Phước. Năm 2015, nhà nước quan tâm mở rộng đường và đầu tư xây dựng cây cầu này thành cầu bê tông kiên cố, người dân Hiệp Hòa rất phấn khởi.

                              
Ổ voi sình lầy, nước ngập dù mưa rất nhỏ.

Tuy nhiên, từ đó đến nay đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng, ổ gà, ổ voi rồi trở thành ao nước, khiến việc đi lại hết sức khó khăn. Do đây là tuyến đường huyết mạch dẫn vào thôn gồm nhiều phương tiện vận tải thanh long, vật liệu xây dựng… lớn, nhỏ tham gia. Cụ Phạm Thị Lê (80 tuổi) phàn nàn: Khó đi lại, người dân ai cũng kêu ca. 

Giải quyết nhiều lần chưa thành

Nguyên nhân tất cả do tranh chấp đền bù, nếu không thì đoạn đường đã thông và người dân yên tâm sinh sống sản xuất. Chính quyền địa phương đã nhiều lần mời ông Ngô Nhật Cường - hộ có đất bị giải tỏa để làm đoạn đường này, để thỏa thuận công tác đền bù, nhưng đều chưa thành.

                       
Đoạn đường tranh chấp ngắn từ QL 712 vào    đến cầu treo Sông Phan.

Ông Đức cho biết: Khi mở đường làm cầu vào thôn Hiệp Hòa, đất của ông Cường nằm trong diện giải tỏa, ông không chấp nhận đền bù… nên kéo dài đến nay. Người dân cứ đặt câu hỏi, tại sao nhà nước không giải quyết được?, cả một cây cầu còn làm được mà một đoạn đường nhỏ lại không làm được, để học sinh, người dân đi lại khó khăn, ông Đức nói thêm.

Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, ông Cao Xuân Linh thừa nhận nỗi khổ của người dân về đường đi lối lại. Ông cho biết:  Lý do đoạn đường này chưa làm được là do hộ ông Cường không chịu giao đất. Huyện Hàm Thuận Nam đã lập thủ tục thu hồi đất, mời ông đến làm việc 2 lần rồi nhưng vẫn chưa chịu với quyết định thu hồi. Rất có thể sẽ phải cưỡng chế nếu mời lần 3 mà không chấp nhận. UBND huyện cũng như xã đang tiếp tục làm việc với hộ này để giao mặt bằng… làm đường để người dân Hiệp Hòa yên tâm làm ăn sinh sống.

Lê Ninh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đường vào thôn trở thành “ao nước”