Theo dõi trên

Khó khăn trong đào tạo nghề cho người sau cai nghiện

03/06/2019, 09:15

BT- Đối tượng nghiện tăng nhanh như hiện nay một phần là do người sau cai nghiện khó hòa nhập cộng đồng. Để góp phần giải quyết tình trạng trên, tháng 6/2018, UBND tỉnh đã ban hành Đề án “Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng”. Đây là một đề án rất có ý nghĩa, tuy nhiên sau một năm triển khai, việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

Hiện nay, rất nhiều người nghiện sau khi cai khó tìm được việc làm. Một phần là do sự kỳ thị, sợ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ doanh nghiệp, một phần là do hầu hết người nghiện sau cai không có tay nghề, trình độ để đáp ứng nhu cầu công việc. Việc không có nghề nghiệp, việc làm ổn định dẫn tới những người này khó hòa nhập cộng đồng, sinh ra chán nản, tự ti và rất dễ tái nghiện. Mục tiêu của đề án, là giúp: 100% người đang cai nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị nghiện ma túy của tỉnh được tuyên truyền, tư vấn pháp luật, kỹ năng tìm kiếm việc làm. Tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho 100% các đối tượng sau cai đạt trình độ sơ cấp đối với các nghề lao động giản đơn. Dạy nghề dài hạn để nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ cho 100% các đối tượng sau cai nghiện có nhu cầu học nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật. Tăng tỷ lệ người nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm từ 70% lên 90%. Hằng năm phấn đấu hỗ trợ từ 50 đến 100 người sau cai nghiện có việc làm ổn định. Bên cạnh đó, đề án cũng hướng tới việc huy động các nguồn lực xã hội trong tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối với người sau cai nghiện về cư trú tại địa phương. Xây dựng được các mô hình về quản lý, giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng…

Tuy nhiên đến nay, sau 1 năm triển khai, số lượng người sau cai nghiện tham gia học tập, đào tạo nghề rất ít. Theo một số địa phương, việc tiếp cận để tuyên truyền, vận động, thuyết phục những người này tham gia học nghề đang gặp rất nhiều khó khăn do sự hạn chế về mặt nhận thức, sự mặc cảm và cả sự thiếu hợp tác của bản thân và gia đình. Không ít người cho rằng, dù có học nghề xong cũng chẳng ai dám nhận mình vào làm việc. Trong khi đó, hiện nay việc đào tạo nghề gì vẫn do các trung tâm dạy nghề quyết định, do đó chưa thu hút được nhiều người tham gia.

Có thể nói, đề án là sự nỗ lực của tỉnh nhằm giúp người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Qua đó góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự lây lan nhanh của tệ nạn ma túy như hiện nay. Đồng thời, đề án cũng mang rất nhiều ý nghĩa về mặt nhân văn, nhân đạo. Tuy nhiên, để nó thực sự phát huy hiệu quả, cần phải có sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, từ các cấp chính quyền, ban ngành, mặt trận đoàn thể, xã hội và nhất là ý chí phấn đấu nỗ lực vươn lên của người sau cai nghiện. Ngoài ra rất cần sự hợp tác từ gia đình và sự cảm thông, chia sẻ của các doanh nghiệp khi tiếp nhận đối tượng này vào làm việc...

Đình NhưỢng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khó khăn trong đào tạo nghề cho người sau cai nghiện