Theo dõi trên

Khu liên hợp xử lý chất thải La Gi hoạt động: Chấm dứt tình trạng rác lộ thiên

04/01/2018, 09:03

BT- Trung tuần tháng 12/2017, Khu liên hợp, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và sản xuất phân hữu cơ La Gi tại xã Tân Bình đã được chủ đầu tư Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Đa Lộc (TP. Hồ Chí Minh) khánh thành giai đoạn 1 đưa vào hoạt động. Tại đây, nhà máy đầu tiên ở Bình Thuận xử lý, chế biến các loại rác căn cơ, không còn ô nhiễm môi trường. Ông Nguyễn Hoài Nam, giám đốc công ty cho biết, được sự quan tâm của thị xã dành quỹ đất quy hoạch đưa ra ngoài 3 loại rừng đã giao khu liên hợp sử dụng 30 ha, giai đoạn 1 doanh nghiệp đã đầu tư lắp ráp dây chuyền công nghệ tiên tiến nhập khẩu nước ngoài vào, tự động phân loại rác sinh hoạt, công nghiệp.

                
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai xem dây    chuyền xử lý rác.

Bước đầu nhà máy đã xử lý, chế biến 80 tấn rác/ngày (công suất 120 tấn/ngày) trên địa bàn toàn thị xã, thu hút gần 50 lao động vào làm. Còn trước đó trong quá trình hoạt động thử nghiệm, nhà máy cũng đủ công suất thu gom toàn bộ lượng rác thị xã kể từ ngày 31/3/2017, chấm dứt tình trạng đổ rác lộ thiên, chôn lấp ở bãi tạm xã Tân Phước, ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho người dân địa phương.

Giai đoạn 2 (từ năm 2020 trở đi), chủ đầu tư dành thêm nguồn vốn hoàn thiện tổng thể khu liên hợp, nâng công suất nhà máy xử lý lên 195 tấn rác sinh hoạt và 255 tấn rác công nghiệp mỗi ngày cho thị xã La Gi và các vùng lân cận như Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Xuân Lộc (Đồng Nai). Được biết tổng vốn đầu tư toàn khu liên hiệp trên 272 tỷ đồng…

                
   
Rác thải các loại tập trung về nhà máy xử    lý.

Phát biểu tại buổi khánh thành, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai cho biết, sau 12 năm thành lập, thị xã La Gi đang phát triển với tốc độ nhanh, hình thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch. Việc xử lý rác theo kiểu chôn lấp đã không còn phù hợp, đặc biệt không còn đáp ứng với tiêu chuẩn về môi trường đối với một đô thị. Trước đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua đề án đề nghị công nhận thị xã La Gi là đô thị loại III. Khu liên hợp xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và sản xuất phân hữu cơ đi vào hoạt động góp thêm tiêu chí nâng cấp thị xã La Gi lên đô thị loại III (mới đây Bộ Xây dựng đã công nhận đạt chuẩn - NV), thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương bền vững; giải quyết bức xúc về rác thải lâu nay, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường ở La Gi và các vùng lân cận, đồng thời tạo việc làm cho đông đảo lao động địa phương… Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, thị xã phối hợp chủ đầu tư tạo điều kiện hoàn chỉnh khu liên hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, vận hành hiệu quả, đúng mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Thuận đến năm 2030. Theo quy hoạch quản lý chất thải rắn của Bình Thuận đến năm 2030, toàn tỉnh có 4 khu xử lý chất thải cấp tỉnh, 12 khu xử lý rác thải cấp huyện, 2 khu xử lý chất thải đặc thù với tổng công suất hơn 5.400 tấn/ngày.

 Thái Khoa



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khu liên hợp xử lý chất thải La Gi hoạt động: Chấm dứt tình trạng rác lộ thiên