Theo dõi trên

Làm giàu nhờ áp dụng kỹ thuật vào sản xuất

25/07/2017, 09:43 - Lượt đọc: 15

BT- Bằng sự cần cù và biết cách áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành phố Phan Thiết đã cải thiện kinh tế gia đình, đời sống khấm khá hơn, trong đó có ông Đặng Thiều - hội viên nông dân xã Tiến Lợi.

                
   Chăm sóc thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: N.Lân

Đảm trách vai trò là Tổ phó Tổ VietGAP thôn Tiến Phú với 40 thành viên nên trong mấy tuần gần đây ông Thiều khá bận rộn. Ngoài thời gian tìm hiểu thông tin dịch bệnh, cải tạo vườn phòng bệnh đốm nâu đang có nguy cơ phát triển và lan nhanh vào thời điểm mùa mưa này, ông còn cùng các thành viên trong tổ trao đổi kinh nghiệm quản lý vườn và trồng hơn 1.200 trụ thanh long. Từ một nông dân chỉ biết đến cây lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm năm nào cũng lo đói, lo tương lai các con không được đến trường, bỗng chốc trở thành gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền, vợ chồng ông Thiều không giấu được sự xúc động, cho biết: Năm 2002, nhận thấy diện tích đất của gia đình trồng lúa không hiệu quả, ông mạnh dạn chuyển đổi sang trồng thanh long. Nhưng do vốn ít, ông chỉ đủ xuống 200 trụ, sau đó lấy ngắn nuôi dài mở rộng vườn. Với nghị lực của một lão nông, ông Thiều không ngừng học hỏi các phương pháp khoa học kỹ thuật áp dụng trên diện tích vườn nhà.

“Có lớp tập huấn nào do Hội Nông dân tổ chức hoặc các chương trình chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh gây hại thanh long phát trên ti vi tôi đều có mặt và ghi chép cẩn thận để áp dụng trên diện tích của gia đình”. Chính việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn mà sản lượng thanh long vườn ông Thiều luôn đảm bảo, được thu mua với giá cao. “Chất lượng thanh long phụ thuộc nhiều vào phân bón, nếu chế độ bón phân giàu đạm, ít kali thường cho trái có độ ngọt kém, mau hư thối, khó cất trữ và vận chuyển. Tuy nhiên, chế độ phân bón tốt phải bao gồm cả việc cung cấp cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ; cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng đa lượng NPK. Đồng thời để tránh tình trạng được mùa mất giá và gia tăng dịch bệnh, đến vụ chong đèn không nên đồng loạt chong đèn toàn bộ diện tích mà luân phiên chia nhóm; sau khi thu hoạch là chăm sóc, cho cây “nghỉ” để phục hồi”, ông Thiều chia sẻ.

Với vai trò Tổ phótổ VietGAP của thôn, ông Đặng Thiều trăn trở: Sản xuất theo quy trình VietGAP, nông dân phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ cách chăm sóc, đến thu hoạch bảo quản sản phẩm, nhưng khi bán ra thị trường giá thanh long còn có sự “cào bằng”, vì thế số lượng thành viên trong tổ đang giảm dần, số vườn đến kỳ hạn tái cấp chứng nhận cũng không muốn đăng ký. Rất mong có sự hỗ trợ, giám sát của các cơ quan; sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân để mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch này thực sự bền vững, mang lại hiệu quả cao.

ThỤc Anh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm giàu nhờ áp dụng kỹ thuật vào sản xuất