Theo dõi trên

Lành mạnh hóa đời sống cộng đồng dân cư

04/04/2017, 08:14

BT- Việc lồng ghép nội dung thực hiện nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị, chương trình xây dựng nông thôn mới vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt phong trào) đã và đang là các giải pháp trong việc giữ vững các danh hiệu văn hóa góp phần làm mới và nâng chất lượng hiệu quả phong trào ở cơ sở.

                
      
Nhiều tập thể, cá nhân được UBND tỉnh khen    thưởng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn    hóa” giai đoạn 2011 – 2015.

Theo Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh, năm 2016 các chương trình, kế hoạch kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của địa phương tiếp tục được lồng ghép vào các nội dung chính của phong trào và được triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Theo đó, các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp triển khai lồng ghép tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân giúp nhau xóa đói, giảm nghèo bền vững, khuyến khích làm giàu chính đáng bằng nhiều hình thức phong phú. Đã có các hình thức giúp đỡ nhau về vốn, giống, cây trồng, vật nuôi, kinh nghiệm sản xuất. Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể đã chủ động ký kết các chương trình liên tịch, tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân về vốn vay, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế. Mặt khác, thông qua Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã hỗ trợ các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, nạn nhân chất độc da cam có điều kiện vươn lên trong cuộc sống với số tiền gần 30 tỷ đồng. Các hội, đoàn thể triển khai giúp đoàn viên, hội viên phát triển kinh tế thông qua các mô hình: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Tổ phụ nữ sản xuất giỏi”, “Hội cựu chiến binh xóa đói, giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, “Xung kích phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ Tổ quốc”... đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục vận dụng phương thức xã hội hóa “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động mọi nguồn lực xã hội xây dựng cơ sở hạ tầng. Qua đó, đã vận động nhân dân đóng góp trên 71,7 tỷ đồng, cùng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước bê tông hóa 119,3 km đường giao thông nông thôn với tổng trị giá trên 188,5 tỷ đồng. Xây dựng, sửa chữa 38 km giao thông nội đồng trị giá 28 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp hơn 2,8 tỷ đồng). Song song đó, UBMTTQVN tỉnh phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai mô hình “Khu dân cư bảo vệ môi trường” tại các khu phố, thôn ở huyện Tuy Phong và Bắc Bình. Phong trào làm sạch đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải; đóng góp kinh phí và công lao động để xây dựng cống, mương thoát nước, trồng cây xanh ở khu dân cư, xây dựng các công trình hố rác hợp vệ sinh, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của người dân tham gia bảo vệ môi trường ở cộng đồng dân cư và hộ gia đình. Nhiều mô hình hoạt động về xây dựng thôn, khu phố văn hóa và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh như: “Ánh sáng an ninh”, “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Khu dân cư phòng chống tội phạm, ma túy”, “Khu dân cư phòng chống mại dâm, ma túy”; “Khu dân cư bảo đảm an toàn giao thông”... ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Bên cạnh đó, phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được duy trì và tổ chức thường xuyên với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, thu hút nhân dân tham gia ngày càng đông, nhất là trong các dịp lễ, tết và ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Tính đến cuối năm 2016, số người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên toàn tỉnh là 358.209 người (đạt tỷ lệ 28,6% so tổng số dân toàn tỉnh)…

Năm 2016, toàn tỉnh có 270.122 hộ đạt danh hiệu GĐVH (đạt 92,5% so tổng số hộ, tăng 8.132 hộ so với năm 2015); có 572 thôn - khu phố đạt danh hiệu văn hóa, trong đó công nhận mới 78, giữ chuẩn 494 (đạt 81% so tổng số thôn - khu phố toàn tỉnh, tăng 28 thôn, khu phố văn hóa so với năm 2015); có 35 xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Điều nhận thấy rõ là thông qua thực hiện các nội dung của phong trào đã gắn kết được với nhiều cuộc vận động và chương trình  hành động cách mạng, đã phát huy vai trò tự quản của người dân trong cộng đồng gắn với vai trò chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp. Qua đó, đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên địa bàn. Các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các quy tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư.

Thanh ThỦy



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đức Linh cần tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp để phát triển toàn diện
BTO-Đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ đạo như vậy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Linh, diễn ra sáng 25/4. Dự làm việc còn có đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lành mạnh hóa đời sống cộng đồng dân cư