Theo dõi trên

Mô hình hố xử lý rác thải trên đồng ruộng

22/11/2019, 09:59

 BTO- Từ thực tế chai nhựa, vỏ thuốc bảo vệ thực vật và các loại bao bì đựng phân đạm để chăm sóc lúa, thanh long vứt bỏ vương vãi ở trên bờ ruộng, mương nước, Hội Nông dân xã Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc) đã có sáng kiến xây dựng hố xử lý rác thải nông nghiệp tại các cánh đồng.

Thuận Hòa có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi bò. Nhưng không phải hộ dân nào cũng có ý thức thu gom rác bảo vệ thực vật sau khi đã sử dụng. Chưa nói đến hình ảnh nhếch nhác môi trường ở khu dân cư, đồng ruộng, mà điều này sẽ gây hại đến nguồn nước, độ phì của đất. Năm 2018, hơn 1.200 hội viên nông dân thuộc 4 chi hội đã thống nhất đóng góp kinh phí xây dựng hố xử lý rác thải nông nghiệp tại các cánh đồng. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Tổ chức tầm nhìn thế giới, mạnh thường quân, đến nay đã xây được 13 hố.


Khu vực đặt các hố xử lý là ở ngã ba, ngã tư, xa nguồn nước, thuận lợi cho bà con vứt bỏ, xử lý và nếu sau này có xe thu gom cũng dễ dàng lấy. Chi phí xây khoảng 1 triệu đồng/hố, được đúc bằng bê tông, chiều sâu 1,2 m, đường kính 1,5m, có nắp đậy kín. Phía trong đặt một vỉ sắt ở sát phần đáy và có cửa để đốt.

 Sau hơn một năm xây dựng, ý thức của người nông dân có sự thay đổi đáng kể. Trên nhiều cánh đồng và mương nước vỏ thuốc, bao bì giảm hẳn. Tuy nhiên chính quyền địa phương và người dân ở đây vẫn lo ngại khói của các loại vỏ thuốc khi đốt ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sống, không khí. Nếu có đơn vị chuyên môn thu gom, xử lý sẽ thuận lợi hơn cho bà con.

   Thay đổi nhận thức, chuyển biến hành vi xử lý rác thải, điều này cho thấy người nông dân xã Thuận Hòa đã quan tâm đến sức khỏe của bản thân và người tiêu dùng, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững. Mô hình hố xử lý rác thải tại đồng ruộng này rất cần được nhân rộng ở các địa phương khác trong tỉnh.

Thùy Linh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mô hình hố xử lý rác thải trên đồng ruộng