Theo dõi trên

Mỗi xã một sản phẩm xây dựng nông thôn mới

16/10/2017, 09:56

BT- Cụ thể hóa chủ trương của Bộ Nông nghiệp & PTNT triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(gọi tắt là chương trình OCOP) trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Bình Thuận chuẩn bị mọi điều kiện thực hiện chương trình này hướng đến phát triển nông thôn bền vững.

                
Bình Thuận có nhiều sản phẩm chủ lực, lợi    thế, góp phần nâng cao thu nhập người dân.

Kinh nghiệm các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... khi xây dựng, triển khai chiến lược phát triển kinh tế đất nước đã rất chú ý đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Điển hình, phong trào “Mỗi làng, một sản phẩm” của Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỷ trước, đã gắn kết được các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế biến nông sản, tạo ra nhiều công ăn, việc làm, tăng giá trị gia tăng và thu nhập cho người dân nông thôn. Số lượng sản phẩm thủ công được làm và bán ra tăng từ 143 loại sản phẩm, thu nhập 35,9 tỷ Yên khi phong trào mới bắt đầu lên 336 loại sản phẩm và cho thu nhập 141 tỷ Yên vào năm 2001. Ở nước ta, chương trình Mỗi xã một sản phẩm đã được tỉnh Quảng Ninh triển khai từ năm 2013. Đây là tỉnh đầu tiên triển khai thực hiện chương trình này một cách có bài bản, có hệ thống và thực sự mang lại hiệu quả cao cho người nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác. chương trình không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất, mà còn có ý nghĩa trong giải quyết những vấn đề quan trọng của nông thôn. Đó là giảm nghèo, việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng được những tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững, tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ, tạo ra nhiều việc làm ổn định, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương. Sự xuất hiện các sản phẩm của làng, xã góp phần thu hút khách du lịch đông đảo hơn. Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy, sau 3 năm triển khai thí điểm đã phát triển được 210 sản phẩm, trong đó đã cấp giấy chứng nhận cho 39 sản phẩm có lợi thế quốc gia như: Tôm thẻ chân trắng, thủy sản chế biến... Tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch 17 vùng sản xuất tập trung cấp tỉnh và hơn 50 vùng sản xuất tập trung cấp huyện, cấp xã để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương một cách có hệ thống. 

Đối với tỉnh ta, theo thống kê của Sở Nông nghiệp & PTNT, toàn tỉnh hiện có 46 sản phẩm mang nét đặc trưng, thuộc 4 nhóm sản phẩm, gồm:  Nhóm thực phẩm có 23 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm; nhóm vải và may mặc có 1 sản phẩm, nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí có 8 sản phẩm; nhóm dịch vụ du lịch nông thôn có 8 sản phẩm. Đến nay, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh đã thành lập Tổ  biên tập liên sở, có trách nhiệm tổ chức thẩm định, chọn lọc và đề xuất Ban Chỉ đạo danh sách sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương. Các địa phương đang tiếp tục rà soát sản phẩm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở đó, sẽ tổ chức thẩm định, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh sách sản phẩm tham gia chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017 - 2020. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tham mưu UBND tỉnh  triển khai thực hiện chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm trên phạm vi toàn tỉnh.

Thanh Duyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỗi xã một sản phẩm xây dựng nông thôn mới