Theo dõi trên

Nhiều mô hình sản xuất mới, lạ ở Lạc Tánh

03/07/2017, 08:46

Phong trào lan tỏa

BT- Được gọi là thị trấn nhưng Lạc Tánh (Tánh Linh) có 80% dân số làm nông nghiệp và 3 khu phố thuần đồng bào dân tộc Chăm, Rai… nên trình độ dân trí và nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhận rõ mặt hạn chế nên những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở thị trấn Lạc Tánh đã tập trung đầu tư nguồn lực, chỉ đạo cụ thể để khắc phục những mặt yếu kém. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân giữ vai trò chủ đạo phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai các chương trình, xây dựng mô hình làm ăn giỏi đến tận hộ dân như: Chương trình xã hội hóa giống lúa; nhân giống lúa xác nhận; sản xuất bắp chất lượng cao; chăn nuôi theo mô hình khép kín… Song song với việc đưa các loại cây trồng, vật nuôi về địa phương Hội Nông dân còn có chính sách hỗ trợ cho từng loại cụ thể bảo đảm việc sản xuất kinh doanh phát triển bền vững; đồng thời nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, qua từng năm số hộ được công nhận sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng tăng nhanh. Đến đầu năm 2017, ở thị trấn Lạc Tánh số hộ sản xuất kinh doanh giỏi cả 3 cấp là 651 hộ. 

                
Cao su trồng theo mô hình mới của hộ dân    được nhiều người đến tham quan, học hỏi.

Khuyến khích mô hình mới, lạ

Ngoài các mô hình truyền thống trong sản xuất lúa cao sản, giống lúa xác nhận, sản xuất kinh doanh tổng hợp, Hội Nông dân Lạc Tánh còn chủ động hướng dẫn các hộ dân áp dụng các mô hình mới, lạ như: nuôi chim cút, nuôi nai lấy gạc… Thường xuyên phối hợp các ngành chức năng, các công ty trong và ngoài tỉnh tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới để hội viên áp dụng và sản xuất. Từ đó, hàng năm hộ nghèo giảm, hộ khá giàu tăng. Hỗ trợ cho bà con nông dân, vận động các đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cung ứng vật tư không tính lãi nợ và thanh toán sau khi thu hoạch; vận động nông dân khá giả, giúp đỡ các hộ khó khăn mượn vốn không tính lãi. Từ đó phong trào xây dựng mô hình sản xuất mới xuất hiện ngày càng nhiều; các mô hình sản xuất cũ kém hiệu quả được thay thế như: mô hình 2 lúa + 1 bắp; mô hình trồng ớt; trồng thanh long trên diện tích lúa 3 vụ kém hiệu quả; hiện đang triển khai mô hình trồng chuối trên cánh đồng Bàu Loong với quy mô hơn 300 ha. Điển hình là hộ ông Thông Văn Thanh, dân tộc Chăm nhiều năm liền là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh, trung ương. Ông chuyên sản xuất lúa nước, cao su, điều, thanh long trên diện tích 25 ha. Hay trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Thôi, sản xuất kinh doanh mô hình nhân giống lúa xác nhận và mô hình lúa chất lượng cao trên diện tích gần 10 ha, thu nhập bình quân gần 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, còn nhiều điển hình khác trong lĩnh vực chăn nuôi, trang trại thanh long, cao su… có mức thu nhập từ 200-400 triệu đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, đây là thị trấn có nhiều đồng bào DTTS nên hộ nghèo vẫn còn khá cao, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế; khả năng tiếp cận các nguồn vốn chưa tốt do chưa đáp ứng các điều kiện vay vốn. Người dân mong muốn ngân hàng tăng nguồn vốn vay, nhất là đối với các hộ phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Mặt khác, cần tạo điều kiện cho nông dân tham gia mô hình liên kết “4 nhà” với các đối tác đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường hỗ trợ các chính sách ưu đãi về nông nghiệp để các hộ mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả.

LÊ THANH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều mô hình sản xuất mới, lạ ở Lạc Tánh