Phòng chống thiếu nước mùa khô
Phòng chống thiếu nước mùa khô:
Sử dụng tài nguyên nước hợp lý, tiết kiệm
BT- Theo Sở Nông nghiệp
và PTNT, nếu từ nay đến tháng 5/2021 trên địa bàn tỉnh không có mưa, một số vùng
sẽ có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Do đó, các địa phương cần thực
hiện ngay các biện pháp tiết kiệm nước…
 |
Hồ Sông Móng. |
Nguy cơ thiếu nước mùa khô
Đến thời điểm này, Sở Nông
nghiệp và PTNT cho biết, các địa phương trong tỉnh vẫn bảo đảm nguồn nước tưới
cho cây trồng lâu năm đến 30/6, tưới vụ đông xuân năm 2020-2021 gồm các huyện
Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh và TP. Phan Thiết. Riêng
các địa phương như Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La Gi đã xảy ra tình trạng
thiếu nước sản xuất, phải điều chỉnh cắt giảm diện tích sản xuất vụ đông xuân.
Đặc biệt theo dự báo của các đơn vị chuyên môn, nếu từ nay đến tháng 5/2021
không có mưa, một số địa phương sẽ có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Đơn cử như
huyện Hàm Thuận Bắc có 6.900 hộ/27.977 nhân khẩu; các xã Tân Lập, Tân Thuận, Hàm
Cường, Hàm Kiệm, Hàm Mỹ, Mương Mán, Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) và huyện Hàm
Tân với trên 2.000 hộ/8.200 nhân khẩu…
Để chủ động phòng chống hạn,
thiếu nước mùa khô, ngay từ đầu năm 2021, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các
công trình Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn đã tổ chức vận hành cấp nước 2 Tiểu dự án cấp nước sinh hoạt xã
Tân Xuân, huyện Hàm Tân và cấp nước sinh hoạt xã Mương Mán, Hàm Mỹ, Hàm Thạnh -
huyện Hàm Thuận Nam. Qua đó, nhằm phục vụ sinh hoạt cho nhân dân các xã, thị
trấn thuộc huyện Hàm Tân và huyện Hàm Thuận Nam đã bị thiếu hụt nguồn nước…
Tiết kiệm nước
Về các giải pháp giảm thiểu
thiệt hại tại các địa phương có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt
trong thời gian tới, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã vận
hành cấp nước tại các công trình cấp nước tập trung. Đồng thời kiểm tra, bảo
dưỡng máy móc, thiết bị, máy bơm, đường ống cấp nước, kịp thời xử lý những sự cố
phát sinh nhằm duy trì công suất cấp nước thiết kế từng công trình.
Ngoài ra, các địa phương khảo
sát những khu vực có khả năng bị thiếu nước sinh hoạt, kịp thời triển khai biện
pháp cung ứng nước sạch phục vụ sinh hoạt cho nhân dân như đặt bồn cấp nước cố
định tại trụ sở xã, thị trấn, thôn, khu phố. Mặt khác, kịp thời ngăn chặn các
trường hợp tự ý vận hành và xâm hại đến công trình. Vận động nhân dân chủ động
lấy và dự trữ nước sạch phục vụ sinh hoạt theo lịch cấp nước.
Về phía lãnh đạo ngành nông
nghiệp, ông Mai Kiều- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nêu giải pháp, cần tiếp
tục tuyên truyền, vận động nhân dân khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý,
tiết kiệm, đúng mục đích, không tự ý tổ chức sản xuất tại các vùng, khu vực
không bảo đảm được nguồn nước để ưu tiên phục vụ cho sinh hoạt. Mặt khác, tiến
hành đắp đập tạm, đắp bờ bao trên các tuyến sông, suối tự nhiên và các vùng
trũng thấp để dự trữ nước. Đào ao, khoan giếng theo hình thức tập trung tại
những nơi không thể kéo nguồn nước đến, xây bể chứa nước tại hộ gia đình, trang
bị các bồn chứa nước để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời, xây
dựng phương án bơm để tận dụng dung tích chết tại các hồ chứa thủy lợi cấp nước
phục vụ sinh hoạt cho người dân. Rà soát, thống kê nhu cầu đầu tư nâng cấp công
suất nhà máy và mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước tại các công trình cấp nước
tập trung nông thôn đang khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh, kịp thời đề xuất
UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí đầu tư…
Đến
ngày 1/3/2021, lượng nước còn lại trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn
tỉnh là 138 triệu m3/266,572 triệu m3 dung tích
hữu ích thiết kế, đạt 51,8%. Lượng nước tại hồ thủy điện Đại Ninh 170,42
triệu m3/251,73 triệu m3 dung tích hữu ích thiết
kế, đạt 67,7% và tại hồ thủy điện Hàm Thuận 303,46 triệu m3/522,5
triệu m3 dung tích hữu ích thiết kế, đạt 58,08%. |
KiỀu HẰng