Theo dõi trên

Sốt xuất huyết giảm mạnh, nhưng không chủ quan

09/01/2018, 09:30 - Lượt đọc: 59

BT- Mặc dù dịch sốt xuất huyết (SXH) giảm mạnh, không vì thế mà chủ quan việc phòng chống bệnh. Đáng chú ý tại thời điểm hiện nay (tháng 1/2018) bệnh cũng chỉ rải rác. Tuy vậy, ngành y tế tỉnh tiếp tục giám sát để khống chế bệnh SXH ở mức thấp nhất.

                
Vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng.

Nếu năm 2016 toàn tỉnh có 2.574 ca mắc SXH, thì số ca này giảm 23,5% năm 2017, tương ứng 1.970 ca. Số mắc tập trung tại các huyện như Hàm Thuận Nam, Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, La Gi… Với 131 ổ dịch phân bố 58/127 xã, phường được xử lý kịp thời, đúng theo quy định, giải quyết dứt điểm các ổ dịch như diệt lăng quăng và phun hóa chất chủ động. Số ca mắc SXH giảm mạnh năm 2017 cho thấy công tác phòng, chống bệnh này của tỉnh đã đạt được hiệu quả.

Tuy nhiên, sự cảnh báo của các chuyên gia dịch tễ, năm 2018, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều dịch bệnh và có khả năng gia tăng trở lại trong đó có bệnh SXH. Bệnh này lưu hành quanh năm tại Việt Nam nhưng dịch thường xảy ra vào mùa khô, mùa mưa. Song, nhiều người cũng không quên, những đợt nắng nóng như thiêu như đốt của các năm trước đây, vậy mà bệnh sốt xuất huyết đã từng bùng phát tại Thiện Nghiệp (Phan Thiết), Hàm Tân… Đó là những vùng khô, người dân thường trữ nước sinh hoạt trong các lu, thùng phuy, chum… mà không đậy kín, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi nói chung và muỗi truyền bệnh SXH nói riêng phát triển.

Mặc dù dịch SXH giảm mạnh, đáng chú ý tại thời điểm hiện nay (tháng 1/2018) bệnh cũng chỉ rải rác, không vì thế mà chủ quan việc phòng chống bệnh SXH. Đồng thời, rút kinh nghiệm để tiếp tục khống chế bệnh SXH ở mức thấp nhất, ngành y tế tỉnh tiếp tục giám sát hoạt động phòng chống dịch SXH, hướng dẫn người dân duy trì thói quen vệ sinh nơi ở, phòng tránh muỗi đốt. Đặc biệt, hiện nay đang là thời điểm bước vào mùa khô. Đó là thông tin của bác sĩ Hoàng Văn Hùng - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng Bình Thuận).

Cho dù mùa nắng hay mùa mưa thì nguồn gốc căn cơ của phòng bệnh SXH là môi trường không có lăng quăng. Bên cạnh, sự phối hợp Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và huyện kiểm tra phòng chống dịch, phun thuốc diện rộng những xã, phường có số mắc cao. Trước khi phun diện rộng, UBND các xã, phường tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng từng thôn, khu phố tùy thuộc thời điểm. Người dân phải thường xuyên diệt lăng quăng và vệ sinh môi trường xung quanh trong cộng đồng. Những vật dụng chứa nước cần có nắp đậy. Nếu không có nắp, thì dùng vải mùng đậy kín. Khi đi ngủ nên mắc màn và bôi thuốc chống muỗi khi ra ngoài. 

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sốt xuất huyết giảm mạnh, nhưng không chủ quan