Theo dõi trên

Thị xã La Gi: Khó khăn cho rau an toàn

03/02/2017, 09:23

BT- Không ít người tiêu dùng  đã và đang rất lo khi mua các loại rau, củ quả trên thị trường, bởi phần lớn rau không rõ nguồn gốc, trong khi đó có một nghịch lý rau an toàn thì rất khó bán và nếu bán được thì lượng không nhiều.

                
Trồng rau an toàn. Ảnh: Ngọc Lân

Trồng rau an toàn

Ngay từ những năm 2009 – 2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh đã hỗ trợ cho  nhiều xã, phường ở  La Gi trồng rau an toàn với quy mô vừa. Tại xã Bình Tân có khoảng 20 gia đình được mời tham dự các lớp dạy trồng, chăm sóc rau. Toàn thị xã  có 6 tổ hợp tác sản xuất - cung cấp rau an toàn, trong đó có 2 tổ của phường Bình Tân.

Ông Mai Lộc, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng rau an toàn tại phường Bình Tân cho biết: “Ban đầu, chúng tôi được đầu tư 60% giống và vật tư phân bón. Tham dự thường xuyên các lớp tập huấn kỹ thuật cũng như được hỗ trợ toàn bộ tiền mua tài liệu, phí phân tích đất, nước, cũng như lấy mẫu để phân tích các dư lượng thuốc; chưa kể tham quan cách trồng rau tại Bà Rịa - Vũng Tàu”. Có thể nói nhiều người hy vọng khá lên nhờ rau an toàn nên khi hết thời gian hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông (2013), nhiều người vẫn theo đuổi nghề trồng loại rau.

Cũng ông Mai Lộc, nói: “Để trồng rau an toàn, người trồng phải bỏ ra nhiều công, thời gian cho việc theo dõi ghi chép. Chẳng hạn, phải ghi nhật ký của từng giai đoạn từ lúc mới gieo hạt đến chăm sóc, bón phân, thu hoạch.

“Người làm rau  an toàn, vì vậy có thể nói: vất vả về công cán hơn rau trồng đại trà, thế nhưng ngặt nỗi là đến nay vẫn chưa có thị trường  bởi người tiêu dùng  không mặn mà với rau an toàn vì  rau an toàn chăm sóc theo đúng quy trình nên nhìn không được mướt, không bắt mắt và giá có cao hơn một chút”, ông Mai Lộc nói tiếp. Vì vậy,  có không ít người sau một thời gian trồng rau an toàn đã xin ra khỏi tổ hợp tác.

 Gian nan trong tiêu thụ

Rau an toàn chủ yếu tiêu thụ nhỏ lẻ ở các chợ hay bán cho người quen. Từ ngày có siêu thị, một số hộ trồng rau, trong đó có ông Mai Lộc cố gắng đưa rau vào Siêu thị Co.opmart La Gi, với khoảng 30 kg/ngày. Những lúc siêu thị yêu cầu thêm thì ông không đủ rau cung cấp vì không dám lấy rau của  vườn khác vì lo không đảm bảo chất lượng. Điều ông đang băn khoăn muốn đưa rau vào siêu thị cứ 6 tháng phải đem mẫu rau ra Trung tâm Đo lường chất lượng kiểm tra một lần, một mẫu 600.000  đồng. Nếu kiểm tra 6 mẫu rau củ quả phải tốn 3.600.000 đồng, một số tiền không hề nhỏ với người trồng rau, khi mà thực tế 1 sào rau an toàn, chưa chắc tiền lời của họ bằng số tiền bỏ ra cho khâu kiểm tra. Đây cũng là lý do để nhiều người trồng rau an toàn sau một thời gian đã không còn mặn mà”.

Được biết, toàn xã Bình Tân hiện có 9 hộ trồng rau an toàn với diện tích khoảng 1,2 ha. Diện tích này có xu hướng thu hẹp do hàng năm, những người trồng rau chuyển một phần đất của họ cho con cái làm nhà khi xây dựng gia đình. Rau an toàn ở La Gi quả là rất khó khăn để phát triển bởi không có vùng chuyên canh rau một cách ổn định và do khó về đầu ra!                         

Huyền Phan



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thị xã La Gi: Khó khăn cho rau an toàn