Theo dõi trên

Bình Thuận không áp dụng sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục

04/09/2018, 16:11

BTO- Những ngày qua, đoạn clip một cô giáo dạy đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục chia sẻ trên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận, đặc biệt là các phụ huynhđang có con học lớp 1 rất băn khoăn, lo lắng về cách đánh vần này. Phóng viên Báo Bình Thuận Online có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Toàn Thắng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo để biết thêm thông tin.

Thưa bà, đoạn clip một cô giáo dạy đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục chia sẻ trên mạng xã hội có nhiều ý kiến tranh luận. Vậy, bà có thể cho biết ngành giáo dục Bình Thuận có áp dụng thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại không?

 Về cách dạy đánh vần theo sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Đây là chương trình được Bộ GD&ĐT đưa vào thí điểm từ năm 1986 ở nhiều tỉnh thành. Mục đích của tài liệu này để hỗ trợ cách đánh vần cho học sinh, đặc biết là học sinh dân tộc thiểu số và một số học sinh có khó khăn trong việc ghép âm, đánh vần. Các tỉnh, thành sẽ lựa chọn những đặc điểm phù hợp với chương trình để triển khai tại địa phương mình. Tuy nhiên, ở Bình Thuận chúng ta không áp dụng tài liệu dạy học này ở bất cứ trường tiểu học nào.

Nguyên nhân vì sao tỉnh ta không áp dụng bộ sách này thưa bà?

Vì lâu nay, tại Bình Thuận học sinh lớp 1 chúng ta chỉ thực hiện theo sách Tiếng Việt của chương trình sách giáo khoa hiện hành được áp dụng đại trà của Bộ GD&ĐTtừ năm học 2001-2002. Từ đó đến nay, chất lượng học tập của học sinh khi sử dụng chương trình sách giáo khoa này ổn định và có hiệu quả trong nhiều năm. Trên tinh thần đó, ngành giáo dục tỉnh nhà vẫn duy trì sự ổn định của bộ sách này mà không sử dụng tài liệu Công nghệ giáo dục.

Xin bà cho biết, quan điểm và định hướng của ngành giáo dục tỉnh như thế nào khi áp dụng các chương trình dạy học mới?

Chưa hẳn chương trình mới nào cũng có ưu điểm cao. Khi áp dụng bất cứ chương trình mới nào, còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố và hoàn cảnh thực tế của từng vùng miền, địa phương. Điều đặc biệt, khi áp dụng một chương trình dạy học mới, Bộ GD & ĐT luôn yêu cầu các địa phương tùy theo tình hình thực tế, cụ thể của từng tỉnh, thành để lựa chọn chương trình phù hợp. Do vậy, khi ngành giáo dục tỉnh Bình Thuận triển khai một chương trình mới thì luôn cân nhắc để đảm bảo điều kiện thực tế cũng như các yếu tố và quan trọng hơn nữa là sự đồng tình, hưởng ứng của phụ huynh thì chương trình mới đạt hiệu quả. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên yên tâm khi có con đang học lớp 1. Bởi khi ngành giáo dục tỉnh triển khai một chương trình mới nào đều chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường phải thông qua ý kiến của phụ huynh học sinh và được sự đồng thuận cao mới triển khai thực hiện.

 Xin cảm ơn bà!

  Thanh Thủy (thực hiện).



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Thuận không áp dụng sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục