Theo dõi trên

Có nên khuyên học sinh nghỉ học?

30/09/2019, 09:41

BT- Năm học mới 2019 - 2020 chỉ mới bắt đầu hơn tháng. Sự việc tưởng chừng rất nhỏ, nhưng cho thấy môi trường giáo dục đang bị ảnh hưởng bởi sức nặng của thành tích. Đặc biệt ở những trường THPT và đang trong giai đoạn cuối cấp.

Chuyện xảy ra ở 1 trường trên địa bàn Phan Thiết, P. chia sẻ: “Nghỉ hè ba mẹ mua cho em chiếc xe máy cũ để đi học, ba mẹ khỏi đưa đón. Khi em đi xe máy vào trường, đã làm cho thầy cô không thiện cảm. Đôi lúc, trong dịp hè em đi làm thêm nhiều, lên lớp cũng hay buồn ngủ, nên vì thế mà ảnh hưởng đến lớp”.

Không riêng gì trường hợp của P, mà chúng tôi đã từng gặp và biết nhiều học sinh được khuyên “nghỉ học”. Theo một số giáo viên chia sẻ, thực ra nhiều quý thầy, cô sợ ảnh hưởng đến thành tích bộ môn, thành tích của lớp nên sẵn sàng “khuyên” học sinh nghỉ học. Một tiết lộ cho biết, tại sao có tình trạng này là khi học sinh nghỉ học giáo viên cũng không phải mất thời gian vận động phổ cập. Phổ cập chỉ dành cho tiểu học và THCS.

Cũng có trường hợp giáo viên nhắn tin liên tục, chỉ để khuyên học sinh nghỉ học, nếu như tình trạng ngủ gục trong lớp, hay tái hiện nhiều lỗi vi phạm như nói chuyện, không thuộc bài… Những lỗi phổ thông của đời học sinh thường gặp.

Về góc độ giáo viên, xét về sư phạm thì khó chấp nhận. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt, vốn dĩ đã in hằn trong nhiều thế hệ người Việt, thế nhưng giờ đây, cách hành xử của không ít giáo viên sẽ gây ra những vết thương tinh thần rất lớn về sau này. Một người bạn cũng đã gặp trường hợp tương tự, kể lại: “Năm lớp 11, em cũng bị khuyên nghỉ học. Sự nóng nảy, bồng bột của tuổi trẻ nên em đã làm như ý cô giáo em muốn. Giờ trưởng thành, có gia đình em mới thấy tiếc cho mình, nhưng giờ em có cái nhìn không mấy thiện cảm về cô ấy mỗi khi nghĩ về chuyện đó”.

Giáo dục trong thời điểm hiện nay, đâu đó có áp lực cho nhà trường, rồi nhà trường “chia nhỏ” áp lực cho giáo viên... Đó là chưa nói đến hàng loạt các áp lực khác về thành tích của ngành nên vô hình trung làm nhòe đi  hình tượng cao quý của nhà giáo.

Trở lại chuyện của P, sau khi được hơn 10 giáo viên “khuyên” nghỉ học, em này cũng đã thực hiện theo ý nguyện của giáo viên. Tuy nhiên, sau một tuần, giáo viên chủ nhiệm đến gặp phụ huynh để nắm bắt nguyện vọng. Phụ huynh của P cũng đang là giáo viên ở Phan Thiết, thậm chí là thầy của nhiều giáo viên đang đứng lớp cũng ngán ngẩm, và chấp nhận cho con nghỉ học với lý do “không để giáo viên cứ mắng vốn, mời lên mời xuống vì những lỗi gần như phổ biến trong học đường”.

Các em học sinh cấp 3, độ tuổi của bồng bột và mong muốn trưởng thành. Thậm chí, sự nông cạn trong suy nghĩ sẽ khiến nhiều em bày tỏ bất mãn đối với giáo viên mà không muốn đi học. Là phụ huynh, giáo viên -những người trưởng thành trong quá trình giáo dục, không chỉ truyền đạt kiến thức, mà cần hơn hết hãy khơi dậy cho các em đam mê với bộ môn do chính mình giảng dạy. Hãy truyền đạt cho các em thái độ tích cực trong học đường, cho các em thấy được thầy cô là cha mẹ cần bảo ban, được chia sẻ, được quan tâm nhất để các em không bị hụt hẫng trước những lời nói vô tình hay cố ý của giáo viên.

Học sinh dù có nghịch ngợm đến đâu, với giáo viên cũng có sự tôn trọng nhất định. Nhưng, khi chính người thầy lại gieo cho các em sự suy nghĩ không đúng sẽ khiến hình thành những vết thương, khó lành về mặt tinh thần.

Quang Nhân



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có nên khuyên học sinh nghỉ học?