Theo dõi trên

Đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực

30/11/2017, 08:59

BT- Đào tạo nghề và giải quyết việc làm không chỉ là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức  chính trị - xã hội và toàn xã hội. Xác định quan điểm đúng đắn đó, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp (GDNN) - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN

Đây là một trong những nội dung trọng tâm của kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu GDNN - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2017 - 2020 vừa được UBND tỉnh ban hành cách đây không lâu. Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2020, các ngành, nghề trọng điểm thuộc 3 trường: Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Y tế được đầu tư đồng bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo đảm đủ điều kiện GDNN ở các cấp độ. Bình quân hàng năm đào tạo khoảng 300 người, đáp ứng yêu cầu các ngành, nghề kinh tế mũi nhọn của địa phương, nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nghề nghiệp cho người khuyết tật. Đào tạo nghề nghiệp khoảng 3.000 người đạt trình độ cao đẳng, trung cấp, trong  đó  ở cấp  độ khu vực ASEAN khoảng  240  người, đáp  ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập. Giải quyết việc làm cho 96.000 lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp dưới 3,5% vào cuối năm 2020…

Để đạt mục tiêu đó cần “đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN” mà cụ thể là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin để phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 50% cơ sở GDNN có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động dạy và học nghề. Xây dựng, nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu, đầu tư các hệ thống hỗ trợ hoạt động dạy và  học trong GDNN. Song song đó, hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở GDNN về cơ sở vật chất và trang thiết bị để nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN trong điều kiện hiện nay. Đồng thời chuẩn hóa, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDNN… 

Cho vay vốn giải quyết việc làm

Ngoài ra, từ nhiều nguồn vốn khác nhau thực hiện cho vay các dự án trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm mới vay vốn. Trong đó, ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với lao động là người khuyết tật, dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh, cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm… Cùng với đó, tập trung đưa lao động đi làm việc ở những thị trường có nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề, có thu nhập cao, ổn định. Mời gọi các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, chất lượng về triển khai tuyển chọn lao động trên địa bàn. Đồng thời tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Thuận và 3 chi nhánh tại La Gi, Đức Linh, Tuy Phong. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý GDNN và giải quyết việc làm về xây dựng và quản lý dự án vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm, nghiệp vụ giới thiệu việc làm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức liên quan xây dựng các chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Chỉ đạo các trung tâm dịch vụ việc làm, các trung tâm GDNN tổ chức đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động để tạo nguồn cung ứng lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Đồng thời đầu tư, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

 T.HÀ



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực