Theo dõi trên

Đặt tên đường -  một cách giáo dục truyền thống

02/08/2019, 10:53

BT- Việc đặt tên đường phố và các công trình công cộng cũng là một cách giáo dục truyền thống, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào cho thế hệ trẻ. Tên đường phố không đơn thuần để thuận tiện trong công tác quản lý đô thị và nhận biết địa chỉ giao dịch, mà còn tích hợp nhiều giá trị văn hóa lịch sử truyền thống tiêu biểu của một vùng đất hay dân tộc.

                
Ảnh: Đình Hòa

Việc giáo dục truyền thống qua tên đường còn nâng cao niềm tự hào của cộng đồng dân cư sinh sống trên con đường ấy về ý nghĩa con đường mang tên. Hiện nhiều thành phố trong cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bến Tre… đã triển khai việc giáo dục truyền thống qua tên đường. Đây là việc làm rất bổ ích và cần thiết, không những giúp cho du khách mà cả người dân địa phương hiểu được lịch sử nước nhà, biết rõ các danh nhân, anh hùng liệt sĩ. Qua đó, người dân cũng tôn trọng truyền thống dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước. Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông của thành phố Phan Thiết phát triển mạnh mẽ, nhiều con đường mới đã được xây dựng chưa có tên đường. Bên cạnh đó, nhu cầu đặt tên đường của một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đang trở nên cấp thiết, gắn liền với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, đi đôi với công tác quản lý đô thị. Từ khi tái lập tỉnh vào năm 1992, Bình Thuận chỉ có 8 thị trấn (đô thị loại V) và 1 thị xã (đô thị loại IV). Đến nay, toàn tỉnh đã có 12 đô thị loại V, 1 đô thị loại IV (thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong), 1 đô thị loại III (thị xã La Gi) và 1 đô thị loại II (thành phố Phan Thiết). Cùng với phát triển kinh tế - xã hội chung, tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Phan Thiết đã đầu tư xây dựng bổ sung nhiều tuyến đường giao thông kết nối với các khu dân cư, phường, xã nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh của nhân dân. Chính vì thế, trong kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X đã ban hành nghị quyết đặt tên đường trên địa bàn thành phố Phan Thiết, vừa đảm bảo theo quy định, vừa là nhu cầu hết sức cần thiết đối với thành phố Phan Thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch. Đặc biệt là đặt tên đường để tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc trong cán bộ và nhân dân.

Theo đó, một số tuyến đường đề nghị đặt tên trên địa bàn thành phố Phan Thiết trong đợt này gồm 19 tuyến đường, trong đó phường Thanh Hải có 5 tuyến, phường Phú Thủy 1 tuyến, phường Mũi Né 3 tuyến, xã Thiện Nghiệp 2 tuyến, phường Xuân An 7 tuyến và phường Phú Tài 1 tuyến. Việc đặt tên đường đã dựa trên cơ sở quy mô, tính chất, thực trạng của các tuyến đường có gắn với quy hoạch phát triển lâu dài của địa phương. Tên đường được đặt đảm bảo tương xứng với từng địa danh, tên tuổi và công lao cống hiến các vị danh nhân, anh hùng trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng của dân tộc. Người có công lớn với Đảng, với nước, với dân tộc thì đặt tên cho những tuyến đường lớn, trung tâm, tuyến đường có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương…

Tỉnh ta đang phấn đấu có đô thị loại I, chính vì lẽ đó rất cần có một số vấn đề cấp bách trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải học tập cái hay của các đô thị trong cả nước để tạo dấu ấn về văn minh đô thị. Một trong những nội dung của một đô thị văn minh, hiện đại là tóm tắt tiểu sử, công lao của các danh nhân, anh hùng dân tộc… mà con đường mang tên để giáo dục truyền thống và giới thiệu với du khách, nhất là các danh nhân, địa danh, sự kiện gắn với địa phương…

         
      Tên    đường được đặt cũng gắn với các yếu tố lịch sử hình thành và phát    triển của địa phương, lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa của dân    tộc, đặc biệt là chú ý đến các vị anh hùng liệt sĩ, các địa danh,    các phong trào cách mạng tiêu biểu của địa phương, góp phần giáo dục    lòng yêu nước, yêu quê hương cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế    hệ trẻ ở địa phương.

THANH QUANG



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đặt tên đường -  một cách giáo dục truyền thống