Theo dõi trên

Giáo dục và đào tạo: Nghĩ về chuyện “tích hợp”  liên môn

11/08/2017, 11:39

BT- Vừa qua, trước chương trình giáo dục tổng thể mới Bộ Giáo Dục vàđào tạo vừa công bố, nhiều  người không khỏi băn khoăn: hiện nay ở bậc học phổ thông cơ sở có môn Khoa học tự nhiên được tích hợp bởi 3 môn: Lý, Hóa, Sinh và môn Lịch sử và Địa lý được tích hợp bởi môn Lịch sử, môn Địa lý.

Nhiều giáo viên băn khoăn: “việc tích hợp như thế, giáo viên sẽ dạy ra sao?”. Một giáo viên dạy cả ba môn (Lý, Hóa, Sinh) hoặc (Lịch sử, Địa lý) hay vẫn ba giáo viên dạy từng môn của mình như trước đây?

Nếu phân giáo viên dạy Lý dạy luôn Hóa hoặc Sinh, hoặc giáo viên dạy Sử dạy luôn cả Địa thì sẽ gặp không ít khó khăn, bởi không phải người thầy nào cũng có thể dạy một lúc nhiều môn. Điều này xuất phát từ chỗ:trong môi trường đại học, các sinh viên đã được hướng đến chuyên sâu một ngành. Cụ thể, sinh viên khoa toán sẽ học sâu về toán; sinh viên khoa sinh sẽ học sâu về sinh…

Việc gộp ba môn thành môn học mới, đâu chỉ đơn giản là việc gộp chung vào một cuốn sách giáo khoa có ba phần riêng biệt? Nó sẽ liên quan đến rất nhiều thứ như việc phân công chuyên môn cho từng giáo viên đảm nhận để việc dạy kiến thức cho học sinh được liền mạch, không bị gián đoạn, xét rời. Rồi việc phân chia điểm kiểm tra, điểm thi, đến cách tính điểm tổng kết, ghi học bạ và nhận xét về học sinh.

Trong thực tế ở các trường, giáo viên vẫn đang dạy theo kiểu tích hợp liên môn. Dạy đến nội dung liên quan cần tích hợp thầy cô vẫn liên hệ thực tế để mở rộng kiến thức cho học sinh. Việc tích hợp kiến thức liên môn vẫn đang được các trường học thực hiện bấy lâu nay. Còn kiểu gộp nhiều môn thành một môn có tên gọi như chương trình phổ thông mới có phải là tích hợp không? 

Nếu chỉ gộp ba cuốn sách của ba môn thành một cuốn sách của một môn nhưng vẫn ba giáo viên dạy thì lý do nào phải làm việc này? Tích hợp theo môn như thế giải quyết được vấn đề gì trong thực tiễn dạy học? Cơ sở khoa học nào cho rằng làm như vậy sẽ hiệu quả hơn việc vẫn để từng môn độc lập  như trước đây?

Phan TuyẾt



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục và đào tạo: Nghĩ về chuyện “tích hợp”  liên môn