Theo dõi trên

Giáo viên và việc làm thêm

25/08/2017, 09:33

BT- Với đồng lương ít ỏi, ngoài giờ lên lớp, nhiều thầy cô giáo đã và đang làm thêm nhiều việc để tăng thu nhập gia đình, ổn định cuộc sống và nuôi nghề.

                
Ảnh minh họa

Khi nghề phụ lại cho thu nhập chính

Với hơn 10 năm trong nghề, lương tháng chỉ hơn 6 triệu đồng, cả hai vợ chồng thầy Hùng phải chật vật lắm mới đủ chi tiêu cho 4 người trong gia đình và dành dụm được ít tiền gửi về quê cho mẹ già. Nếu cuộc sống cứ bình yên như thế cũng chẳng sao nhưng thầy Hùng cho hay: “Khổ nhất là khi con bệnh hay mẹ già đau yếu. Lương hai vợ chồng lấy về chưa kịp xài đã hết”. Thế rồi, thầy Hùng  tranh thủ làm tài xế vào các ngày nghỉ cuối tuần cho một gia đình người quen. Những buổi tối còn lại thầy trông coi mấy trò chơi thiếu nhi ở nhà văn hóa. Đêm nào cũng thế, khi về đến nhà gần 11 giờ đêm. Thầy Hùng tâm sự: “Cả ngày đi dạy, tối về đứng trông trẻ nên về đến nhà mệt rã rời chẳng thiết làm việc gì cả, chỉ muốn lăn ra ngủ”. Mệt thế nhưng bù lại hai việc ấy đem lại cho thầy 4 triệu đồng/ tháng hơn cả  tiền lương thầy đi dạy 10 năm.

Là giáo viên tiểu học, cô Lam không chọn việc dạy thêm để tăng thu nhập như một số đồng nghiệp. Cô đi chạy bàn đám cưới vào những ngày nghỉ cuối tuần. Những buổi còn lại, cô tranh thủ đứng bán cháo dinh dưỡng cho gia đình người bạn. Nhờ thế, hàng tháng gia đình cô có thêm vài triệu đồng chi tiêu. Cô Lam nói: “Cũng vất vả lắm, nhiều hôm họp đột xuất, không tới đúng giờ bị chủ  trách, thấy chán nản lắm. Nhưng nếu vì tự ái mình bỏ ngang thì lấy tiền đâu mà nuôi con nên phải ráng”.

 Thầy cô cực, trò thiệt thòi

Giáo viên muốn dạy tốt, đòi hỏi phải tiếp cận cái mới, luôn học hỏi để nâng cao chuyên môn. Muốn thế, người thầy phải không vướng bận những lo toan cơm áo gạo tiền. Thầy Hùng nói: “Chẳng còn thời giờ đâu để lo bài lo vở, để nghiên cứu bài dạy cho tốt, vận dụng phương pháp dạy cho hay, tổ chức nhiều hình thức dạy cho sinh động…”. Nhiều thầy cô lên lớp giảng dạy chỉ bằng kiến thức vốn có của mình, bằng kinh nghiệm học tập bao năm ở trường chứ tuyệt nhiên để nghiên cứu hay học hỏi thêm kiến thức, sự hiểu biết trong sách báo, trên mạng là điều khó bởi chẳng còn đâu thời gian cho việc đó. Khi người thầy còn lo toan quá nhiều cho cuộc sống riêng tư thì thời gian dành cho trò sẽ eo hẹp lại, và chính các em mới là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Lời hứa “Đến năm 2010 nhà giáo sẽ sống được bằng lương đang trở nên xa vời lắm”.  

 Đỗ Quyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên và việc làm thêm