Theo dõi trên

Góc nhìn giáo dục: Thi học sinh giỏi

29/03/2019, 13:42 - Lượt đọc: 1

BT- Sáng chủ nhật, thấy một nhóm học sinh trong quán ăn, với hành trang hình như sắp đi picnic ở đâu đó, đang bàn luận về giải học sinh giỏi cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia năm 2019 vừa qua, gợi cho chúng tôi nghĩ về việc tổ chức thi học sinh giỏi hiện nay.

                
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm    2019 có 12 môn thi. Ảnh minh họa

 Thi Khoa học kỹ thuật

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa cuộc thi Khoa học kỹ thuật vào trường trung học, mở ra một hướng mới, nhằm phát hiện năng khiếu và kích thích tinh thần sáng tạo cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời đại công nghệ hiện nay khá thiết thực. Nhóm học sinh trao đổi rôm rả, rằng các bạn năm ngoái đã dự thi đề tài này, như chiết xuất tìm ra các poli phenol từ cây bụt giấm, không biết sao bị loại ngay ở vòng tỉnh; năm nay nhóm bạn khác cũng đề tài chiết xuất các chất poli phenol ở lá cây trôm, đạt giải nhất vòng tỉnh, được chọn đi thi tiếp, đạt giải nhất kỳ thi quốc gia khu vực phía Nam. Thế là sao ? Tôi xoay sang hỏi, tên đề tài là gì ? Một em đáp: Dạ tên dài quá, cháu lưu đây, rồi mở điện thoại đọc: “Khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính kháng oxi hóa, ức chế enzim α-amylase các phân đoạn cao etyl axetat của lá cây trôm – Sterculia foetida Linn(1)”(2). 

Trao đổi với một số giáo viên về việc nhân rộng nội dung dạy học nghiên cứu khoa học thiết thực này ở các trường như thế nào, họ trả lời như nhau: Còn tùy, không phải hiệu trưởng nào cũng đam mê thúc đẩy. Hiệu trưởng mà hững hờ thì giáo viên và học sinh có thích thú cũng “bó tay”. Một thầy nói, hiện nay ở quê mình có biết bao đề tài nghiên cứu về chế biến, bảo dưỡng nông sản, hải sản, các vùng nông thôn lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian rất hay… Đó là những đề tài hấp dẫn để định hướng cho học sinh nghiên cứu. Nhưng với khung chương trình, thi cử, quỹ thời gian vòng tròn khép kín giờ lên lớp, đến việc đầu tư cho nghiên cứu, khi chiết xuất tìm ra một chất nào đó, thầy trò phải khăn gói đi hàng trăm cây số – để mượn hoặc thuê dụng cụ, thời gian đi về không chỉ một lần, còn kinh phí nữa. Thực trạng đó đã rào cản những giáo viên tâm huyết muốn tìm đường khai phóng giáo dục.

 Vênh lệch mục tiêu

Đúng ra mô hình này là “lãnh địa” thuận lợi và hợp lý nhất của các trường THPT chuyên. Bởi trường chuyên có đầy đủ cơ sở vật chất nhất trong hệ thống trường phổ thông, đối tượng tuyển sinh thuộc tốp đầu về học lực. Nhìn lại chương trình, dạy – học và cách tổ chức thi học sinh giỏi do Bộ GD&ĐT tổ chức nhiều năm qua, thấy vênh lệch với mục tiêu trong “Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên 2010 – 2020” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt(3). Mục đ: “Tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi bổ học sinh năng khiếu ở trường THPT chuyên với việc đào tạo ở đại học; lựa chọn các học sinh có năng khiếu vượt trội vào học tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học chất lượng cao trong nước và các trường đại học có uy tín ở nước ngoài để tiếp tục đào tạo, phát triển năng khiếu. Đến năm 2015, có khoảng 30% học sinh các lớp chuyên đã tốt nghiệp THPT được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước và tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài và đạt 50% vào năm 2020”. Mục e: “Tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường THPT chuyên với các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài nhằm đàm luận kinh nghiệm về tuyển chọn, bồi bổ và phát triển năng khiếu học sinh; song song thu hút nguồn lực vào phát triển hệ thống các trường THPT chuyên. Đến năm 2020, mỗi trường THPT chuyên hợp tác được với ít nhất 1 cơ sở giáo dục có uy tín trong khu vực, quốc tế”.

Lộ trình chỉ còn 1 năm nữa là kết thúc thực hiện đề án, đến nay có bao nhiêu đơn vị của hệ thống trường THPT chuyên đáp ứng được mục tiêu của đề án đã đề ra? Thế nhưng vẫn chưa thấy Bộ GD&ĐT có động tĩnh gì để sơ kết, tổng kết về những bước đi chệch hướng này.

    
  

   (1): Trôm   – Sterculia foetida Linn, được các nhà hóa học thế giới cao chiết từ lá   ra gồm có steroid, flavonoid, phenolic, phenylpropanoic, coumarin và   cerebroside dùng chế thuốc trị bệnh và mỹ phẩm. Riêng ở Việt Nam, nhóm   nghiên cứu PGS. TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến, Phạm Đình Thượng chỉ mới cô   lập 3 dẫn xuất quercetin và 1 axit vòng thơm từ cao etyl axetat của lá   trôm, ngoài ra chưa có công trình nghiên cứu nào;

  

  (2): Đề   tài này do nhóm tác giả Trần Duy Chiến và Nguyễn Thị Thanh Dung, HS lớp   12A9, Trường THPT Đức Linh nghiên cứu;

    (3): Quyết   định số 959/QĐ-TTg - ngày 24/6/2010.

Võ Nguyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Góc nhìn giáo dục: Thi học sinh giỏi