Theo dõi trên

Những tấm gương học giỏi: Gian nan đường đến giảng đường

20/08/2017, 10:24

Nhà nghèo, học giỏi…

BT- Nguyễn Thị Ánh Hiền, trường THPT Tánh Linh với 27,5 điểm thi, đã trúng tuyển vào ngành Y đa khoa Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ chí Minh. Niềm vui của Ánh Hiền, của gia đình chưa được bao lâu thì nỗi lo học phí lại xuất hiện khi ba mẹ Hiền nghe Đài HTV7 (Truyền hình THPCM), thông báo học phí của  Đại học Y dược Phạm Ngọc Thạch tăng lên 4,4 triệu đồng/tháng.  Vì vậy, khi biết chương trình “Vì ngày mai phát triển” báo Tuổi Trẻ cấp học bổng cho tân sinh viên đại học, cao đẳng mỗi suất 7 triệu đồng, Ánh Hiền liền viết đơn đề đạt nguyện vọng, nhưng rồi chút hy vọng mong manh ấy cũng tắt khi gia đình em không thuộc diện hộ nghèo… “Mỗi năm chỉ riêng học phí trên 50 triệu đồng, 6 năm học của Hiền sẽ là khoản tiền không nhỏ với gia đình tôi”, ba của Hiền nói. Ông cũng cho biết sẽ phải vay theo chế độ dành cho sinh viên để lo cho Hiền nhập học.

                
   Hồ Thị Mỹ Huệ làm thêm chờ ngày vào    trường.

Trường hợp Ngô Xuân Trúc và Hồ Thị Mỹ Huệ thì khác, thấp hơn một điểm nhưng lại được xem là may mắn. Mỹ Huệ được 26,65 điểm, Xuân Trúc 26,35 điểm, cùng nộp vào Y đa khoa của Đại học Y Dược Phạm Ngọc Thạch và đều trượt nguyện vọng 1.  Xuân Trúc đã nộp nguyện vọng 2 vào Y đa khoa của Đại học Y Dược Trà Vinh với học phí khoảng 18 triệu đồng/năm! Mỹ Huệ cũng  đỗ nguyện vọng 2 vào Y đa khoa của Đại học Y Dược Cần Thơ. Nhà Mỹ Huệ có sổ hộ nghèo, cả gia đình 5 người phụ thuộc vào tiền làm thuê vài ba triệu đồng của mẹ và lương công nhân giày da 4 triệu đồng của chị gái. Mẹ Huệ thì làm theo mùa vụ, ai thuê gì làm nấy, từ cắt cỏ đến trồng  khoai mì, bào khoai mì… Mỹ Huệ cho biết, trong khi chờ kết quả thi, em đã đi phụ xếp hàng gia công tại công ty may của chị, mỗi ngày được 180 ngàn đồng, được gần một tháng…  Mỹ Huệ nói tiếp, em đã được tỉnh (Bình Thuận) ký hợp đồng  hỗ trợ suốt 6 năm học ngành Y đa khoa tại Đại học Y Dược Cần Thơ. 

Vượt lên số phận…

Trong số những học sinh có hoàn cảnh khó khăn củatrường THPT Tánh Linh, trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017, đáng chú ý nhất là những gương mặt vượt lên số phận, giàu nghị lực. Đó là những cái tên quen thuộc, rất đáng khâm phục: Nguyễn Duy Hà, Trương Đình Kha, Thông Thị Chòe, Nguyễn Trường Vinh, Phạm Phước Phấn…

Cả 3 em: Nguyễn Duy Hà, Trương Đình Kha và Thông Thị Chòe, đều mồ côi cha mẹ. Duy Hà mồ côi cha mẹ lúc lên 2 tuổi, được dì dượng nuôi dưỡng. Nguyễn Duy Hà là cậu học sinh tiêu biểu của trường với nhiều thành tích xuất sắc “văn – võ song toàn”: Duy Hà xét tuyển  đại học khối D với 26,5 điểm và cánh cổng đại học củatrường Đại học kinh tế - Luật TPHCM đã mở ra đón em. Tuy nhiên nỗi lo về những năm tháng sinh viên với rất nhiều chi phí cần trang trải đã luôn đè nặng tâm trí chàng trai mồ côi vừa bước qua tuổi 18 này. Trương Đình Kha và Thông Thị Chòe thì cùng chung nỗi đau khi lần lượt cả cha mẹ qua đời vì bệnh tật và tai nạn giao thông. Mẹ Kha mất năm 2011 khi em đang học lớp 6, mẹ Chòe mất năm 2014 khi em học lớp 9. Và tháng 5/2017, khi kỳ thi quan trọng trong cuộc đời sắp tới thì cả Kha và Chòe đều đột ngột mất cha. Hiện tại Kha đã có giấy báo gọi nhập học củatrường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, ngành điện công nghiệp, còn Chòe, em chọn học luật tạitrườngđại học Luật TP. Hồ Chí Minh, hệ dự bị.

Nguyễn Trường Vinh và Phạm Phước Phấn lại là hai mảnh đời nghiệt ngã đáng thương và đáng trân trọng vì nghị lực vươn lên. Mẹ Vinh (SN 1968), bị bệnh tâm thần  nhiều năm, lúc mê lúc tỉnh…Hai mẹ con Vinh sống cùng ông bà ngoại ngoài 80 tuổi,  già yếu, có sổ hộ nghèo. Hiện Vinh có giấy báo gọi nhập học củatrường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Phạm Phước Phấn cũng thế, em sống với ông bà ngoại đã già yếu, nhà có sổ hộ nghèo. Ba mẹ Phấn ly hôn năm 2000, lúc Phấn 3 tuổi. Mẹ Phấn làm thuê làm mướn cuộc sống bấp bênh túng thiếu. Phấn đã trúng tuyển vào ngành luật, Đại học Sài Gòn với số điểm 25,5 và đang canh cánh nỗi lo tiền trường, tiền sách vở, trang trải hàng ngày…

Và còn bao mảnh đời ngoài kia, đành khép lại ước mơ vào giảng đường đại học mà bước vào cuộc mưu sinh trường đời. Tất cả đang cần, cần lắm những vòng tay, những tấm lòng nhân ái, sẻ chia…

Võ Thị Bích PhưỢng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về chống khai thác IUU
BTO- Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển thủy sản bền vững. Đồng chí Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những tấm gương học giỏi: Gian nan đường đến giảng đường