Theo dõi trên

“Phổ cập” tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số

29/03/2017, 09:30

BT- Nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt, đảm bảo cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo. UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh với nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

                
Ảnh minh họa

Đề án thực hiện tại 7 huyện

Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” được thực hiện ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học vùng DTTS thuộc 7 huyện của tỉnh gồm Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh. Theo đó, lộ trình của đề án giai đoạn 2016 – 2020 của bậc học mầm non tập trung tăng cường tiếng Việt cho 36 xã/7 huyện với 49 trường, 167 nhóm, lớp, với 4.575/7.692 trẻ DTTS. Trong đó, nhà trẻ là 541/1.547 em; mẫu giáo 5.530/6.145 cháu. 100% học sinh DTTS cấp tiểu học được tăng cường tiếng Việt; trong đó, đặc biệt quan tâm đến số học sinh lớp 1, lớp 2 tại các xã thuộc vùng khó khăn. Chỉ đạo lựa chọn, xây dựng thí điểm mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS tại 3 huyện: Bắc Bình, Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc. Trên cơ sở đó, các đơn vị còn lại triển khai nhân rộng mô hình, phấn đấu đến năm 2020 hầu hết các trẻ em người DTTS đến trường thành thạo tiếng Việt; xây dựng các bản đồ ngôn ngữ các DTTS ở các huyện có nhiều DTTS nhằm hỗ trợ công tác quản lý triển khai thực hiện đề án. 

Nhiều giải pháp trọng tâm

Để thực hiện đạt mục tiêu đề án, UBND tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm. Trong đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; ngành giáo dục chủ động triển khai thực hiện kế hoạch đề án. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của đề án. Nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt như cho trẻ được làm quen, được học các kỹ năng nghe, nói tiếng Việt trước khi bước vào năm học mới; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo sân chơi và môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh; tăng cường các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh DTTS. Triển khai giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học nơi dạy trẻ em người DTTS, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em DTTS. Trong đó, chú trọng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên vùng DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em vùng DTTS. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, khai thác sử dụng tăng cường học liệu, xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù đối với đội ngũ tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số.

    
    Đề án   “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân   tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020”, hàng năm có 100% học sinh tiểu học   người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt. Phấn đấu hàng năm có   ít nhất 95% và đến năm 2020 có 98% học sinh lớp 1 đến lớp 5 người DTTS   hoàn thành chương trình, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt.   Phấn đấu đến năm 2025, 100% học sinh DTTS đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn   kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt cấp tiểu học và sẵn sàng học lên trung   học cơ sở.

Hà Trúc



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Tập trung những điểm nóng để giải quyết thiếu nước sạch cho dân
BTO-Chiều 23/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì buổi họp nghe báo cáo đề xuất giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp tại đầu cầu UBND tỉnh có lãnh đạo các sở, ngành liên quan và được kết nối trực tuyến với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Phổ cập” tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số