Theo dõi trên

Phòng chống bệnh tật học đường: “Bỏ sót” bệnh cong vẹo cột sống tại trường học

26/12/2016, 09:08

BT-  “Bệnh cong vẹo cột sống là một trong những bệnh xuất hiện sớm ở lứa tuổi học đường. Nguyên nhân chính gây bệnh cho các em bắt nguồn từ việc ngồi sai tư thế trong học tập. Tuy nhiên, hiện bệnh này chưa được khảo sát cụ thể tại Bình Thuận”, bác sĩ Tăng Quang Minh  - Bệnh viện Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh cho biết.

Dù chưa được khảo sát nghiên cứu cụ thể tại Bình Thuận, nhưng các tỉnh thành khác đã được thực hiện. Cụ thể: tỷ lệ mắc bệnh cong vẹo cột sống tại Hà Nội là 18,9%, Hải Phòng 44,8%, Thừa Thiên Huế 29%, thành phố Hồ Chí Minh có 705/4000 học sinh được khảo sát mắc bệnh này. Các chuyên gia tại hội thảo cong vẹo cột sống đánh giá, tình trạng học sinh bị cong vẹo cột sống ngày một tăng, tăng theo lứa tuổi. Lứa tuổi tiểu học chiếm khoảng 20%, trung học cơ sở và trung học phổ thông 30%. Tuy nhiên, việc khám bệnh cong vẹo cột sống thường hay bỏ sót. Tại miền núi, các em nhỏ phải lao động nặng nhọc dẫn đến bị cong vẹo cột sống nhiều hơn thành thị, có nhiều trường tỷ lệ này trên 30%. Đây là vấn đề đáng báo động của toàn ngành giáo dục và là nỗi lo lắng của tất cả phụ huynh.

Theo bác sĩ Minh, bệnh vẹo cột sống phát sinh do học sinh mang vác nặng lệch về một phía, phải lao động quá sức sớm, ngồi học hay sinh hoạt không đúng tư thế, bàn, ghế và ánh sáng không đảm bảo đúng tiêu chuẩn khi học tại trường cũng như tại gia đình. Chẳng hạn, ngồi học không ngay ngắn, nằm, quỳ, nghiêng khi học bài. Kích thước bàn ghế không phù hợp như quá cao hay quá thấp, quá chật, hoặc thiếu chỗ ngồi học… Cong vẹo cột sống làm trục của hệ xương thay đổi, gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập. Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung xương chậu. Đặc biệt, học sinh nữ sẽ ảnh hưởng đến sinh sản khi trưởng thành. Khi cơ thể lệch, bước đi không cân đối, không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Từ thông tin được đề cập, thiết nghĩ nhà trường, các bậc phụ huynh quan tâm hơn về đầu tư cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn tại nhà trường, trong gia đình nhằm cung cấp cho học sinh những điều kiện học tập tốt nhất, khoa học nhất để không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và cột sống nói riêng. Bên cạnh đó, khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và phòng chống kịp thời. Đồng thời, giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe, tích cực tham gia vào chương trình phòng chống cong vẹo cột sống học đường. Phòng ngừa cong vẹo cột sống là rất cần thiết để phòng tránh bệnh, bởi chi phí điều trị căn bệnh này hiện nay rất tốn kém, đặc biệt là phẫu thuật chỉnh hình.

Trang Minh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phòng chống bệnh tật học đường: “Bỏ sót” bệnh cong vẹo cột sống tại trường học