Theo dõi trên

Thiết bị định vị cho người khiếm thị

03/05/2018, 17:30 - Lượt đọc: 522

BTO- Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo có 9 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm 2017, với quy mô 50 dự án dự thi đến từ các Phòng GD&ĐT và các trường THPT trong toàn tỉnh. Các lĩnh vực dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục &Đào tạo như: Hóa học, hệ thống nhúng, khoa học vật liệu, toán học, phần mềm hệ thống, khoa học xã hội và hành vi.

Trong các dự án đạt giải lần này, dự án “Thiết bị định vị cho người khiếm thị” của hai em học sinh Nguyễn Duy Anh Quốc (11 Toán) và Phạm Quốc Trung (10 Toán) Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo đạt giải nhất. Sau 7 tháng nghiên cứu lập trình, nhóm Anh Quốc và Quốc Trung đã cho ra đời dự án “Thiết bị định vị cho người khiếm thị”. Nói về mục tiêu nghiên cứu, Anh Quốc cho biết, trong những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về giải pháp đối với người khiếm thị nhưng vẫn còn một số thiếu sót như các sản phẩm còn thiếu cảnh báo nguy hiểm và té ngã cho người khiếm thị; thiếu sót phát hiện gồ ghề, ổ gà hay bậc thang lên xuống đôi khi sẽ dẫn đến vấp ngã gây nguy hiểm cho người khiếm thị; Bên cạnh đó, giá thành mua sản phẩm lại quá đắt đối với một người khuyết tật, có sản phẩm hỗ trợ mắt cho người mù lên đến đến 30 triệu đồng.

Riêng gia đình Anh Quốc có người thân bị khiếm thị, chứng kiến sự khó khăn mà người thân gặp phải trong cuộc sống hằng ngày như thường xuyên bị vấp ngã…Anh Quốc luôn suy nghĩ làm thế nào để có một thiết bị phù hợp, khắc phục những thiếu sót trên…Từ những trăn trở trên, 2 em Anh Quốc, Quốc Trung đã nghĩ ra “Thiết bị định vị cho người khiếm thị” với mục tiêu chế tạo một thiết bị nhỏ gọn có thể định vị, tránh vật cản và phát hiện nguy hiểm cho người khiếm thị và giá thành phù hợp với điều kiện cho những người bị mù cả đôi mắt và bị thương mắt loại nặng.

Hơn nửa năm tìm hiểu hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người khiếm thị và vấn đề họ hay mắc phải trong cuộc sống, rồi tìm hiểu tâm lý người khuyết tật để từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho nghiên cứu. Quốc và Trung tự nghiên cứu đề ra các phương án để giải quyết những vấn đề thực tiễn đó, sau đó tìm hiểu nguyên lý hoạt động cho đề tài. Nghiên cứu tương tác bo mạch Arduino với các phần cứng khác. Học vẽ các phần mềm phác thảo bản thiết kế. Lắp đặt và hoàn thiện sản phẩm…Nhóm nghiên cứu đã cho ra đời “Thiết bị định vị cho người khiếm thị” với chức năng: Xử lí khoảng cách, xác định vật cản, trung tâm xử lý thông tin và dữ liệu truyền đến các module, phát ra tín hiệu rung cảnh báo nguy hiểm; Gửi tin nhắn cảnh báo khẩn cấp cho người thân khi được kích hoạt, kích hoạt phát tín hiệu cho thông báo khẩn…và phát hiện té ngã khi có va chạm.

 Quốc Trung chia sẻ: Để hoàn thành dự án, nhóm nghiên cứu cũng gặp rất nhiều khó khăn như tìm kiếm thiết bị, gia công sản phẩm hoàn chỉnh và kinh phí…Được biết, trước đó Quốc Trung có nghiên cứu một số sản phẩm nhỏ tương tác giữa người dùng và sản phẩm như: các lập trình vỗ tay để bật điện, tắt điện, đèn nhảy theo nhạc phục vụ giải trí, còn Quốc Trung  có sở trường về phần mềm game.

Anh Quốc và QuốcTrung xem kết quả và phần thưởng trên là động lực để 2 em tiếp tục tìm kiếm nghiên cứu sáng tạo ra những thiết bị có ích cho xã hội.

H. Châu



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Lễ Phục sinh năm 2024
BTO-Chiều 27/3, đồng chí Nguyễn Hoài Anh – Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Phan Thiết và Giuse Đỗ Mạnh Hùng – Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Giáo phận Phan Thiết nhân Lễ Phục sinh năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiết bị định vị cho người khiếm thị