Theo dõi trên

Thư gửihọc trò trước ngày thi…

03/06/2017, 10:47 - Lượt đọc: 6

BTO - Châm ngôn có câu: “Lạc đường không đáng sợ, đáng sợ nhất là không biết mình muốn đi đâu. Một khi bạn đã quyết tâm đi tới cùng, thì hướng nào rồi cũng sẽ tới đích”.

Thời gian đếm ngược.

Đúng 21 ngày nữa là đến Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 (22-24/6/2017).

Đúng 120 ngày nữa là tròn hai năm không còn được cầm phấn, viết bảng, dạy học trò, bình giảng về văn chương, chữ nghĩa.

Nhưng khi thấy học trò đang có vẻ lo lắng trước kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, thì lòng mình lại cảm thấy trĩu nặng. Các trò yêu quý, cô có một vài điều muốn tâm sự cùng các em...

1. Kiến thức ta có được là cả một quá trình tích lũy, không thể ngày một ngày hai mà nhồi nhét vào đầu ngay, liền và lập tức.

2. Kỳ thi THPT Quốc gia không có gì ghê gớm lắm đâu. Nó cũng giống như những bài thi học kỳ, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút mà các em đã trải qua suốt 12 năm học thôi (khác chăng là lần đầu môn toán được thi theo hình thức trắc nghiệm, khác chăng các môn thi trắc nghiệm có 24 mã đề đảo qua đảo lại, khác chăng là thi tổ hợp môn tự nhiên và xã hội). Như vậy, về cơ bản, lần thi này chỉ khác về hình thức thi, còn nội dung vẫn vậy.

3. Các em được cộng điểm nghề và một số điểm cộng ưu tiên khác, tính thêm điểm trung bình môn học kì cùng với sự nỗ lực ôn luyện bài vở thì lo gì rớt tốt nghiệp (trừ khi từ đầu đến cuối các em không học hành gì cả).

4. Điều các em lo là thi điểm không đượccao, không vào được trường cao đẳng, đại học yêu thích, rồi sợ bị bạn bè chê cười, ba mẹ trách mắng, họ hàng thất vọng. Nhưng các em lại quên rằng, mình học cho mình chứ chẳng phải ai khác. Đại học không phải là tất cả, rớt đại học không có nghĩa là tương lai trở nên mờ mịt. Tương lai không hoàn toàn phụ thuộc vào bằng cấp mà phụ thuộc vào ý chí, trách nhiệm và sự say mê, dám đương đầu với thử thách, sóng gió.

5. "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", ông bà xưa đã đúc kết nên kinh nghiệm quý báu đó, cô muốn các em đừng quên. Không nhất thiết phải chọn con đường học vấn (nếu các em ý thức được năng lực thực sự của mình). Hãy chọn học một nghề nghiệp nào đó phù hợp với sở trường, tính cách, hoàn cảnh để làm chủ cuộc đời mình.

6. Cần biết sắp xếp thời gian hợp lí, nghỉ ngơi cho đầu óc thư giãn. Đừng vò đầu bứt tai, đừng nhăn nhó bực bội, đừng than thở oán trách, đừng bất lực buông xuôi, đừng thức suốt đêm khuya, đừng dậy từ canh sớm. Nếu làm quá, đến ngày thi các em sẽ mệt mỏi, kiệt sức, đổ bệnh khi ấy chắc chắn công sức của các em sẽ đổ sông đổ bể.

7. Thấy mình chưa chắc kiến thức chỗ nào nên mạnh dạn nhờ bạn bè thầy cô giảng giải lại. Nếu chỗ nào cũng không chắc, hiểu lơ mơ, nhớ lờ mờ thì chứng tỏ bản thân đang bị stress, thiếu tự tin. Trong hai mốt ngày, các em không thể ôm hết được tất cả đâu. Đừng ép mình, gồng mình, căng mình như thế, nên biết ưu tiên thời gian cho môn học nào cảm thấy yếu nhất.

8. Mỉm cười vui, sống thân thiện, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, chơi vừa phải, học đúng cách, tin tưởng bản thân, an nhiên đón nhận điều sẽ tới, tự khắc các em sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng.

Tái bút: Chúc trò yêu nhẹ nhàng vượt qua bài Test tháng 6 này nhé.
 

Cô giáo cũ của các em

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thư gửihọc trò trước ngày thi…