Theo dõi trên

Ảnh hưởng dịch Covid-19: Lo ngại nợ xấu tăng

29/09/2020, 09:06

BT- Chủ trương chung của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là phải thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid- 19, nên trong 9 tháng năm 2020, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất…

                
      Khách hàng đang giao dịch. Ảnh: Đ.Hòa.

Giảm lãi suất cho vay

Theo Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh Bình Thuận, ước đến cuối tháng 9/2020, vốn huy động đạt 40.955 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục mở rộng cho vay đi đôi với an toàn và hiệu quả, gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương, địa phương. Đến cuối tháng 9/2020, dư nợ đạt 63.703 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay bằng VND đạt 61.846 tỷ đồng, chiếm 98,4% tổng dư nợ; dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 34.052 tỷ đồng, chiếm 54,2% tổng dư nợ. Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 35.192 tỷ đồng, chiếm 56% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 575 tỷ đồng, chiếm 1% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 13.633 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.883 tỷ đồng; dư nợ cho vay theo Nghị định 67 là 955 tỷ đồng cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 295,5 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 651,5 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 8 tỷ đồng. Nợ xấu (bao gồm nợ ngoại bảng) là 25,55 tỷ đồng/6 chiếc tàu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 103,84 tỷ đồng/90 chiếc tàu. Dư nợ cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đạt 321 tỷ đồng phục vụ nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi tôm giống công nghệ cao, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao; dư nợ cho vay chăn nuôi heo, sản xuất thuốc thú y, thức ăn gia súc đạt 489 tỷ đồng. Cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội hiện đang được triển khai tại NHCSXH tỉnh với dư nợ đạt 49,5 tỷ đồng/126 hộ.

Chủ trương chung của NHNN Việt Nam là phải thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid- 19, nên trong 9 tháng năm 2020, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1 - 1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6 - 0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Cụ thể: Ngày 17/3/2020, NHNN giảm đồng bộ 0,5 - 1%/năm lãi suất điều hành; giảm 0,25 - 0,3%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên của TCTD. Tiếp đó, ngày 13/5/2020, NHNN tiếp tục điều chỉnh giảm đồng bộ 0,5%/ năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,3 - 0,5%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Vì sao nợ xấu tăng?

Thực hiện chủ trương của NHNN Việt Nam, các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện giảm lãi suất tương ứng. Theo số liệu thống kê đến cuối tháng 9/2020, dư nợ đạt 63.703 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay phân theo các mức lãi suất: lãi suất nhỏ hơn hoặc bằng 6%/năm chiếm 4% tổng dư nợ, lãi suất từ 6 - 7%/năm chiếm 9,4% tổng dư nợ, lãi suất trong khoảng 7 - 9%/năm chiếm 22% tổng dư nợ; lãi suất từ 9 - 12%/năm chiếm khoảng 56,1% tổng dư nợ, lãi suất trên 12%/năm chiếm khoảng 8,5% tổng dư nợ. Đến 31/8/2020, nợ xấu là 671 tỷ đồng, chiếm 1,07% tổng dư nợ, tăng 0,5% so với đầu năm 2020.

Trả lời câu hỏi vì sao nợ xấu tăng 0,5% so với đầu năm, nguyên nhân? Ông Phạm Văn Trịnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Bình Thuận cho biết: Trong thời gian vừa qua ngành ngân hàng Bình Thuận đang triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, kết quả đang có sự chuyển biến tích cực về chất và lượng thì thật không may, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp và người dân do bị đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư cũng như tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến không triển khai được phương án sản xuất kinh doanh như dự định ban đầu trong điều kiện bình thường. Cho nên nợ xấu tăng so với đầu năm là điều khó tránh khỏi. Nguy cơ nợ xấu phát sinh do đại dịch Covid-19 vẫn còn rất đáng lo ngại trong thời gian tới…

Trần Thi



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ảnh hưởng dịch Covid-19: Lo ngại nợ xấu tăng