Theo dõi trên

Cánh đồng lúa hữu cơ đầu tiên ở Bình Thuận

01/01/2018, 08:53

BT- Những ngày cuối của năm 2017 qua đi, đúng vào thời điểm cánh đồng lúa hữu cơ tại xã Đức Phú, huyện Tánh Linh vào mùa thu hoạch. Biết bao cảm xúc khi đây là lần đầu tiên trong tỉnh thực hiện sản xuất lúa hữu cơ - một hướng đi mới nhận được sự hưởng ứng của nông dân và người tiêu dùng.

Canh tác hữu cơ

Tánh Linh là vùng trọng điểm lúa của tỉnh với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 25.000 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha. Hiện nay huyện đang quy hoạch 3.000 ha đất trồng lúa chất lượng cao, tuy nhiên quy mô sản xuất chưa đồng bộ, tỷ lệ cơ giới hóa còn thấp... Do vậy việc liên kết nhiều hộ nông dân trên cùng cánh đồng để sản xuất cùng một giống lúa, cùng quy trình canh tác, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật là một trong những hướng đi tất yếu. Đây cũng là giải pháp để tiến tới nền sản xuất lúa hàng hóa lớn; tạo được nhóm liên kết đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đặc biệt việc thực hiện cơ giới hóa trong trồng lúa bằng máy cấy động cơ; sử dụng thuần túy sản xuất hữu cơ; tạo cân bằng môi trường sinh thái, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng.

                
Mô hình cánh đồng lớn ở Đức Phú - Tánh    Linh.

Năm 2017, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận phối hợp Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tánh Linh và chính quyền địa phương triển khai dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa hữu cơ ở phía Nam” tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Phú, Tánh Linh. Dự án có quy mô 50 ha với trên 80 hộ tham gia. Tham gia mô hình, nông dân được hướng dẫn quản lý sâu bệnh hại theo nguyên tắc “4 đúng”; thường xuyên thăm đồng phòng trừ sâu bệnh hại. Giai đoạn lúa trước 40 ngày sau khi cấy, nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu, sau đó chỉ phun xịt thuốc khi cần thiết, theo hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo mô hình. Trên cơ sở áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp như chuẩn bị đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng, xuống giống theo lịch thời vụ, cấy thưa, bón phân hữu cơ…và quản lý nước tốt đã giúp cây lúa khỏe mạnh. Và chỉ dùng phân bón lá Orgagro hoặc chế phẩm sinh học cho các loại sâu, rầy và các bệnh do nấm gây ra. 

Bao tiêu sản phẩm

Ông Hồ Công Bình - cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết: Đánh giá sau thu hoạch, tổng chi phí trong mô hình cao hơn ngoài mô hình gần 3 triệu đồng/ha do tiền công cấy, làm mạ khay và bón phân hữu cơ sinh học. Năng suất ngoài mô hình cao hơn trong mô hình 0,8 tấn/ha do sử dụng thuần túy hữu cơ. Tuy nhiên giá bán trong mô hình 11.000 đồng/kg (do Công ty TNHH Sơn Hưng - đơn vị thu mua sản phẩm đưa ra) cao gấp đôi giá lúa ngoài mô hình, lợi nhuận trong mô hình cao hơn ngoài mô hình 2,7 triệu đồng/ha.

Ngoài lợi nhuận, mô hình còn giúp nâng cao nhận thức của người nông dân trong thay đổi tập quán, ứng dụng các kỹ thuật tiến tiến trong canh tác lúa, thực hiện cơ giới hóa sản xuất, nhất là gieo cấy bằng máy nhằm giúp giảm công lao động, cây lúa mọc với khoảng cách hợp lý, quang hợp tốt, đẻ nhánh hữu hiệu nhiều, lúa phát triển tốt, sâu bệnh ít… Quan trọng hơn cung cấp cho thị trường lúa thương phẩm chất lượng cao.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nguyễn Tám cho biết: Dự kiến năm 2018, mô hình này sẽ được nhân rộng thêm 50 ha tại huyện Tánh Linh và có khả năng nhân rộng tại 2 huyện Bắc Bình, Tuy Phong.

Kiều Hằng



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cánh đồng lúa hữu cơ đầu tiên ở Bình Thuận