Theo dõi trên

Có chợ nhưng thiếu nông sản sạch để bán

26/06/2017, 08:31

BT- 1. Đến cuối tháng 6, chợ đầu mối nông sản, thực phẩm Dầu Giây (Đồng Nai), chợ mang quy mô tầm khu vực, bao gồm cả Bình Thuận, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh… đã đi vào hoạt động hơn 1 tháng. Giai đoạn đầu này, chợ đã xây dựng 216 điểm kinh doanh các loại nông sản sạch trên diện tích 2 ha. Giai đoạn 2, chợ sẽ có thêm khu trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận hàng hóa an toàn thực phẩm, khu chiếu xạ. Theo quy định, nông sản vào chợ này phải là nông sản được sản xuất đạt chuẩn an toàn, chuẩn VietGAP, có truy xuất được nguồn gốc…Kinh doanh nông sản sạch là lợi thế cạnh tranh lớn của chợ, bên cạnh thế mạnh khác là có vị trí gần và thuận tiện hơn so với chợ đầu mối Thủ Đức. Tuy nhiên, theo thông tin báo chí, Sở Công Thương Đồng Nai vừa có buổi làm việc với các sở, ngành, huyện, thị nhằm tháo gỡ các khó khăn của chợ  trong việc thi công hạ tầng, chưa thu hút nhiều khách hàng cũng như thiếu nguồn hàng nông sản sạch cung cấp cho thị trường. Hiện ở chợ này mới...

                
Ảnh: Đ.Hòa

2.Từ chuyện khan hàng bán của chợ đầu mối nông sản sạch Dầu Giây, dân Bình Thuận lại lo ngại tình cảnh này sẽ diễn ra với Trung tâm Cung ứng nông sản, thực phẩm sạch Đồng Ta sẽ đi vào hoạt động tại đường Tôn Đức Thắng - TP. Phan Thiết vào tháng 8 này. Bởi theo kế hoạch, trung tâm sẽ áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn - vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản, qua đó sẽ kiểm tra, phân tích, đánh giá, sàng lọc chất lượng nguồn cung cấp đầu vào, trước khi nhập vào hệ thống để kinh doanh. Vì thế, đòi hỏi sản phẩm khi đưa vào hệ thống đều là nông sản sạch, có dán tem truy xuất nguồn gốc trên từng sản phẩm; khách hàng có thể tự kiểm tra chất lượng truy xuất qua các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh. Đây là điều kiện của nơi bán, cũng là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhưng thực tế có nhiều sản phẩm đạt chuẩn của trung tâm để bán ra thị trường không? Đó là vấn đề mà phải đến khi đi vào hoạt động mới vỡ ra nhiều điều.

3. Phải chăng đã đến lúc chấm dứt nỗi lo phổ biến kéo dài gần chục năm nay của dân trồng thanh long tại tỉnh về chuyện không có nơi mua thanh long VietGAP, chuyện bán thanh long sạch bằng giá thanh long dơ. Đó là lý do vì sao, việc sản xuất thanh long theo chuẩn VietGAP cứ bị trầy trật mãi chuyện cấp chứng nhận lại, cấp chứng nhận mới. Cụ thể như năm 2017 này, tỉnh muốn có 9.700 ha thanh long được tái cấp chứng nhận và chứng nhận mới. Nhưng theo nhận định của Trung tâmnghiên cứu phát triển cây thanh long Bình Thuận, đó là điều khó. Trung tâm này đang thực hiện kế hoạch sản xuất thanh long VietGAP theo chuỗi, có nghĩa lo từ sản xuất đến tiêu thụ để người trồng thấy sự khác biệt mà mặn mà với thanh long VietGAP, hướng đến sản xuất sạch. Đó là chuyện về lâu dài. Còn trước mắt, ít nhất vào thời điểm này có thể khẳng định có 2 nơi bán dành riêng cho nông sản sạch đã và chuẩn bị hình thành, dân Bình Thuận không phải lo chuyện sản xuất hàng sạch ra không có nơi bán hoặc bán với giá bằng hàng dơ được. Nếu đã có hàng sạch, có truy xuất nguồn gốc, bây giờ cứ ký gửi vào chợ đầu mối nông sản sạch Dầu Giây hoặc chờ đến tháng 8/2017 đến Trung tâm cung ứng nông sản, thực phẩm sạch Đồng Ta –TP.Phan Thiết mà bán.

Bích Nghị



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có chợ nhưng thiếu nông sản sạch để bán