Theo dõi trên

Đề xuất giải pháp chống lũ lụt, xâm nhập mặn sông Lũy

01/09/2018, 08:05

BTO- Tư vấn kỹ thuật về đánh giá tính bị tổn thương xói lở bờ biển, bồi lắng cửa sông, xâm nhập mặn khu vực cửa sông Lũy trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu là nội dung chính của Hội thảo tổ chức hôm 30/8.

                
      Cửa sông Lũy bị xâm nhập mặn

Đơn vị tư vấn Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi báo cáo kết quả nghiên cứu gói thầu chỉ rõ, tổng diện tích lưu vực sông Lũy ảnh hưởng lũ lụt biến động khá lớn từ 73 km2 đến 132 km2 diễn ra ở các xã, thị trấn: Lương Sơn, Sông Lũy, Phan Thanh..; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm của nhiều địa phương cũng bị thiệt hại bởi các tần suất lũ lụt khác nhau (1 % đến 20 %). Lũ lụt, nước biển dâng cũng gây tác hại đến xâm thực bờ sông, nhiễm mặn từ cửa sông Lũy vào 2,5 km thời điểm hiện tại, đến 12 km vào năm 2050, gấp 5 lần hiện nay…

   Đơn vị tư vấn đã xây dựng mô hình thủy động lực nhằm mô phỏng bồi lấp, xâm nhập mặn khu vực cửa sông Lũy, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến các hiện tượng này.

Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động không mong muốn của tình trạng bồi lấp, xâm nhập mặn, bồi lắng, xói lở khu vực cửa sông trước mắt, lâu dài. Cùng với các gói thầu khác, lưu vực sông Lũy thuộc hai huyện Bắc Bình, Tuy Phong đã được đầu tư thực hiện 8 dự án công trình xây dựng đê, kè biển mang tính cấp bách; 12 dự án phi công trình nâng cao năng lực thể chế, chương trình truyền thông. Đồng thời thực hiện 31 dự án ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 do sở ngành, địa phương đề xuất…

   Dự án tư vấn kỹ thuật trên được Ban Quản lý dự án Hỗ trợ kỹ thuật Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp UBND tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tư thực hiện, thông qua hỗ trợ nguồn vốn không hoàn lại của Chính phủ Vương quốc Bỉ.

T. Kh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất giải pháp chống lũ lụt, xâm nhập mặn sông Lũy