Theo dõi trên

Giã cào bay: Có khó xử lý?

04/11/2019, 09:25

BT- Theo quy định, tàu cá có công suất từ 90CV trở lên chỉ được phép hoạt động, khai thác ở ngoài khơi, cách bờ biển từ 24 hải lý trở lên. Tuy nhiên, tình trạng tàu cá công suất lớn (tàu giã cào), đánh bắt bằng các hình thức tận diệt gần bờ vẫn còn phổ biến trên địa bàn tỉnh.

                
   Một tàu giã cào chuẩn bị ngư lưới cụ đánh    bắt.

Ngư dân Nguyễn Văn Thành (P. Phú Hài) làm nghề đánh bắt bằng thuyền thúng chia sẻ: “Trước đây, việc đánh bắt khá thuận lợi, có ngày được vài chục ký cá, tôm, thu nhập hàng triệu đồng. Nhưng vài năm gần đây, tôi phải đi xa hơn, chi phí tăng lên nhưng hải sản thu được vẫn rất ít, thậm chí nhiều chuyến trắng tay. Một số loại cá trước đây dồi dào, nay không còn thấy xuất hiện”. Ông Thành cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là do hình thức đánh bắt kiểu “giã cào bay” khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Với chiều dài lưới kéo từ 500 - 1.000 m và thả sâu tận đáy, mắt lưới nhỏ, các loại hải sản tôm, cua, cá, mực lớn bé ở giữa 2 tàu kéo gần như nằm gọn trong lưới.

Các tàu đánh bắt giã cào gần bờ có công suất lớn, bộ lưới dày, vì vậy, mỗi lần quét qua vùng biển nào, ngoài “vét” sạch hải sản còn làm hư cả ngư cụ của ngư dân đánh bắt nhỏ, gần bờ, gây thiệt hại nặng. Do đó dẫn đến tình trạng xung đột giữa các ngư dân hành nghề đánh bắt ven bờ, vùng lộng và vùng khơi. Nhưng vì lợi nhuận nên các tàu hành nghề giã cào vẫn hoạt động ngày đêm.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, từ lâu tỉnh đã cấm hẳn hình thức đánh bắt bằng giã cào, cào sò, sử dụng chất nổ, xung điện… Dù tốn nhiều công sức tuyên truyền, đã dành rất nhiều kinh phí để tổ chức tuần tra, truy quét nhưng những cách đánh bắt tận diệt này vẫn ngang nhiên tồn tại. Khi cơ quan chức năng tạm ngưng tuần tra, các ghe thuyền hành nghề lại ngang nhiên đánh bắt.

Khi chính quyền đã có văn bản xác định những nghề cấm thì những phương tiện hành nghề đó đương nhiên tồn tại không hợp pháp, cần phải được xử lý mà không cần phải bắt quả tang hoạt động. Không thể chấp nhận tình trạng tàu thuyền nằm bến, chất cả đống lưới không đúng kích cỡ, dụng cụ kích điện cào sò nhưng khăng khăng là mình không đi biển thì không thể xử phạt. Do đó, ngành chức năng cần tham mưu, bổ sung hình thức “phạt nguội” để có chế tài nghiêm với loại hình đánh bắt tận diệt này.

Dù gặp nhiều khó khăn, cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đều khẳng định, việc chấm dứt tình trạng đánh bắt tận diệt gần bờ là bắt buộc, cần phải thực hiện nhanh chóng, quyết liệt. Vì vậy, chính quyền các địa phương, Sở Nông nghiệp & PTNT và bộ đội biên phòng cần tăng cường tuyên truyền bằng tờ rơi, trên phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp đến ngư dân; từ đó giúp ngư dân hiểu được mối nguy hại tới môi trường biển của hình thức đánh bắt tận diệt gần bờ. Cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện, xử lý kịp thời vi phạm.

    
      Nhiều ngư dân cho rằng các ghe tàu hành nghề cấm này hàng ngày vẫn phải   neo đậu nơi bến. Lưới giã cào, lờ dây… chất công khai trên tàu. Vậy tại   sao các cơ quan chức năng không tiến hành kiểm tra, xử lý ngay tại bến   mà phải tuần tra, bắt được quả tang mới có thể xử lý?

 M.Vân 



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giã cào bay: Có khó xử lý?