Theo dõi trên

Gỡ “thẻ vàng” EC: Nhiều vướng mắc khó “gỡ”

14/08/2018, 15:16

BTO- Ủy ban châu Âu (EC) đã gia hạn cho Việt Nam thêm 6 tháng nữa để giải quyết dứt điểm tình trạng đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, cụ thể hạn chót đến 1/2019. Đây là “cơ hội vàng” để ngành thủy sản Việt Nam có thêm thời gian nữa để chấn chỉnh lại các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp.

         

Bình Thuận – một trong những ngư trường lớn của cả nước đang hành động quyết liệt để thực hiện.  Chỉ thị số 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách tăng cường quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tình tình trạng tàu cá, ngư dân trong tỉnh khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển bước ngoài đang cấp bách thực hiện. 

Quá trình triển khai tuyên truyền từ trực tiếp đến gián tiếp giáo dục ngư dân ý thức vấn đề đều suôn sẻ, phần lớn chủ thuyền đều chấp hành. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay theo các địa phương là không ít chủ thuyền đăng ký một nơi, xuất bến một nẻo. Ông Võ Văn Hoàn – Phó Chủ tịch UBND thị xã La Gi cho biết: La Gi đưa ra nhiều hình thức tuyên truyền như sử dụng loa phát thanh, phát tờ rơi, thậm chí đến tận nhà những ngư dân để ký cam kết…và giảng giải cho chủ thuyền hiểu. Nhưng cái khó khăn hiện nay, La Gi không thể quản lý được một số chủ thuyền cũng như tiếp cận được với họ để tuyên truyền giáo dục. Vì họ ít khi có mặt tại địa phương, thường xuyên xuất bến ở Cà Mau, Rạch Giá (Kiên Giang),… trong khi tàu đăng ký ở La Gi. Đơn cử, từ đầu năm đến nay có 7 chiếc xuất bến tại Rạch Giá, Bạc Liêu, Cà Mau, thỉnh thoảng họ về thăm nhà rồi đi, rất khó kiểm soát, tuyên truyền giáo dục.

Ngoài biện pháp tuyên truyền giáo dục trên bờ, lực lượng chức năng trên biển cũng phải tăng cường thêm và xử lý nghiêm những chủ tàu vi phạm.  Thiết bị giám sát hành trình của ngư dân còn hạn chế cũng là một trong những cái khó cho việc kiểm soát ngư dân hoạt động trên biển.

Ông Huỳnh Văn Thải -Phó Chi Cục thủy sản tỉnh thừa nhận vấn đề này hiện đang rất khó xử lý khi không thể cấm cản được việc thay đổi địa điểm xuất bến của ngư dân. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, các tàu cá xuất bến nơi khác, chắng hạn tàu thuyền đăng ký ở thị xã La Gi nhưng xuất bến ở Kiên Giang, Cà Mau… phải trình báo với các trạm biên phòng địa phương nơi xuất bến. Chi cục thủy sản đã có văn bản gửi cho các tỉnh khác – nơi có tàu thuyền Bình Thuận xuất bến theo dõi, giám sát hỗ trợ với Bình Thuận. Nếu tất cả các tàu thuyền được trang bị thiết bị giám sát hành trình theo quy định, thì dễ theo dõi và xử lý.

Hướng đến bắt buộc tàu thuyền nào cũng phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Bộ NN – PTNT đang chỉ đạo vấn đề này, nhưng hiện chưa thực hiện được vì kinh phí hạn hẹp. Việc quản lý tàu thuyền hoạt động trên biển có khó khăn, ông Thải nói thêm.

    
      Theo bảng tổng hợp vi phạm lãnh hải từ năm 2017 đến   hết quý I/2018, tính riêng thị xã La Gi có 14 tàu cá bị lực lượng   Malaysia, Indonesia, Thailan và Brunei bắt giữ. Trong đó, quý một năm   2018 có đến gần chục tàu xuất bến tại Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

Ninh Chinh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gỡ “thẻ vàng” EC: Nhiều vướng mắc khó “gỡ”