Theo dõi trên

Hàm Thuận Bắc: Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi

28/06/2018, 11:55

BTO- Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn kinh phí khác nhau, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc đã triển khai được 106 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi; tổ chức 1.430 lớp tập huấn kỹ thuật, 220 buổi hội thảo với hơn 91.000 lượt nông dân tham dự, cấp phát tài liệu kỹ thuật, thông qua đó, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được chuyển tải đến nông dân và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất. Đã chuyển đổi với diện tích 382,89 ha từ cây lúa sang cây trồng khác có hiệu quả. Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, mô hình công nghệ cao.

                
Trồng dưa lưới theo công nghệ mới ở Hồng    Sơn.

Ai đã từng đi thăm các trang trại, các mô hình mới thấy người nông dân hết sức sáng tạo, tiếp thu rất nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Ví dụ như một số mô hình ở Thuận Minh như: Trồng dưa hấu với diện tích 2 ha, năng suất bình quân (NSBQ) 30 tấn/ha, thu nhập bình quân 120 triệu đồng/ha, lợi nhuận 35 triệu đồng/ha; trồng dưa leo diện tích 1 ha, NSBQ 10 tấn/ha, thu nhập bình quân 80 triệu đồng/ha, lợi nhuận 40 triệu đồng/ha; trồng khổ qua tại diện tích 1 ha, NSBQ 8 tấn/ha, thu nhập bình quân 96 triệu đồng/ha, lợi nhuận 51 triệu đồng/ha. Mô hình trồng bắp lai tại xã Thuận Hòa, diện tích 4 ha, NSBQ 6,5 tấn/ha, thu nhập bình quân 35,7 triệu đồng/ha, lợi nhuận 12,8 triệu đồng/ha; mô hình trồng đậu phụng tại xã Hồng Liêm, diện tích 7,5 ha, NSBQ 4,8 tấn tươi/ha, thu nhập bình quân 62,6 triệu đồng/ha, lợi nhuận 21,76 triệu đồng/ha; mô hình làm nấm bàu ngư theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại xã Hàm Hiệp, quy mô 30.000 bịch phôi/250 m2/ 5 hộ; mô hình máy ấp trứng gà (12 cái); mô hình thâm canh cây điều ghép xã La Dạ, diện tích 5 ha/ 9 hộ; mô hình luân canh đậu xanh - lúa nước tại xã Đông Giang, năng suất lúa đạt 54 tạ/ha, năng suất đậu xanh đạt 10 tạ/ha; mô hình cải tạo giống bò theo hướng chuyên thịt cao sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, quy mô 74 con; mô hình nhân giống lúa xác nhận theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại xã Hàm Chính, diện tích 14 ha; mô hình nuôi gà thả vườn tại xã Hồng Liêm và Thuận Hòa, số lượng 2.100 con.

Chỉ tính trong 2 năm gần đây, xây dựng mô hình chuỗi cung ứng rau an toàn tại thị trấn Phú Long và xã Hàm Thắng. Hiện nay, đã xây dựng được 2 cơ sở sơ chế, đóng gói tại thị trấn Phú Long (cơ sở Văn Quang và cơ sở Trần Võ Huỳnh Tín). Trong đó, cơ sở ông Trần Võ Huỳnh Tín đang phối hợp với một công ty du lịch ở TP. Hồ Chí Minh tổ chức tour du lịch tham quan vùng sản xuất an toàn của cơ sở. Bên cạnh đó, có thêm 2 cơ sở sơ chế rau an toàn ở thị trấn Ma Lâm, Hàm Đức liên kết sản xuất tiêu thụ rau an toàn, mô hình trồng ớt công nghệ cao tại xã Đa Mi, hiện xuống giống được 7.000 chậu ớt và 3.000 chậu dưa lưới; Trồng rau công nghệ cao của ông Đỗ Văn Một, thôn 3, xã Hồng Sơn; trồng nấm bàu ngư theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại xã Hàm Phú, Hàm Hiệp.

Thu Thủy



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàm Thuận Bắc: Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi