Theo dõi trên

Hàm Thuận Nam: Tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến sản xuất an toàn, bền vững

01/06/2017, 08:01

BT- Thực hiện chủ trương củanhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Hàm Thuận Nam đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp thâm canh nhằm nâng cao chất lượng cho nông sản. Các loại hàng hóa từng bước được tổ chức sản xuất lại, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần làm tăng giá trị của nông sản. Đây cũng là một trong những tiêu chí đặt ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

                
   Chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông    dân vùng đồng bào dân tộc.

Đối với cây thanh long, các chương trình sản xuất an toàn, sản xuất sạch theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP được triển khai đến tận các hộ dân. Đến nay, diện tích thanh long đạt các tiêu chuẩn VietGAP gần 7 nghìn ha, GlobalGAP đạt khoảng 130 ha. Chương trình này đã từng bước giúp cho sản phẩm được an toàn, hợp vệ sinh, giúp giữ gìn sức khỏe cho người làm vườn, bảo vệ môi trường, giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được tình hình dịch bệnh và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đây được xem là những giải pháp tất yếu giúp cho người trồng trọt và ngành sản xuất nông nghiệp của huyện hướng đến phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập từ nông nghiệp cho nông dân.

“Trước đây gia đình làm khoai mì, sau đó thấy không có giá nên chuyển qua trồng thanh long. Hiệu quả kinh tế khi trồng thanh long theo các tiêu chuẩn sạch và bền vững giúp cho giá cả của thanh long cao hơn mà giữ gìn được sức khỏe cho bản thân và gia đình”, anh Bùi Kim Sáng ngụ tại xã Tân Thành cho biết.

Việc sản xuất thanh long theo kiểu liên kết và hợp tác đang phát triển mạnh ở huyện Hàm Thuận Nam. Qua đó đã hình thành được các mô hình liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ trái thanh long. Hiện trên địa bàn có 7 hợp tác xã hoạt động theo mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 190 tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, 2 cơ sở sơ chế, đóng gói thanh long, 1 tổ hợp tác sản xuất thanh long an toàn và 170 cơ sở, doanh nghiệp lớn nhỏ thu mua thanh long. Năm 2016, sản lượng thanh long toàn huyện ước đạt 282 nghìn tấn, lợi nhuận đạt hơn 75 triệu đồng/ha.

Ngoài việc phát triển các loại cây trồng chủ lực, huyện đã đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, tăng cường sử dụng giống phù hợp, có năng suất cao. Cùng với các giải pháp về sản xuất thì Hàm Thuận Nam còn triển khai rộng rãi các chính sách tín dụng trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng đáp ứng cơ bản nhu cầu giao thương, vận chuyển hàng hóa của nông dân như giao thông nông thôn, đường dây điện trung thế, hạ thế, trạm điện hạ thế, đầu tư tu sửa các công trình thủy lợi để nâng diện tích chủ động tưới như kênh chuyển nước Sông Móng – Đu Đủ - Tân Lập, kênh chuyển nước Tân Lập – Tà Mon, nâng cấp hồ Đu Đủ…nhờ đó mà diện tích tưới chủ động của huyện đạt 7.600 ha trong năm 2016.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hàm Thuận Nam cho biết thanh long vẫn là cây chủ lực của huyện. Do hiệu quả mang lại của thanh long nên diện tích trồng đã phát triển rất lớn, kể cả là tự phát. Do đó, năm 2015, huyện có quy hoạch vùng trồng thanh long gắn với đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó phát triển chủ yếu về thủy lợi giúp nông dân chủ động được nguồn nước tưới. “Việc quy hoạch, đầu tư và chuyển giao các mô hình kinh tế đang được triển khai gắn quy hoạch vùng phát triển thanh long an toàn bền vững tại xã Thuận Quý, hình thành, xây dựng và phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao Hàm Minh, bước đầu đã đem lại những tín hiệu khả quan và tích cực”.

Ngoài thanh long, huyện Hàm Thuận Nam còn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất gắn với bảo quản và tiêu thụ theo chuỗi giá trị như lúa gạo, bắp… tăng cường áp dụng khoa học công nghệ nhất là đưa các giống mới, năng suất cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu nhằm hướng đến mục tiêu chất lượng, hiệu quả kinh tế và có sức cạnh tranh cao.

Chí Bình



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàm Thuận Nam: Tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến sản xuất an toàn, bền vững