Theo dõi trên

Keo lá liềm bén rễ trên vùng đất ven biển

12/08/2018, 09:34 - Lượt đọc: 402

BTO - Mùa mưa này, khách đi qua tuyến tỉnh lộ Tà Dôn- Hồng Phong sẽ bắt gặp nhiều diện tích rừng trồng đang lên tươi tốt, phủ xanh vùng đất hoang hóa, bạc màu lâu nay ở nơi khô hạn này. Đó là những cánh rừng keo lá liềm được công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú (huyện Hàm Thuận Bắc) trồng trên đất trống, đồi trọc trong mấy năm qua đã bám rễ, cây đã dần dần lan tỏa ra nhiều diện tích của đơn vị quản lý; không lâu  nữa nó sẽ trở thành những dãi rừng phòng hộ chắc chắn chắn gió, cát nơi đây…

         
   

         

         Phát triển rừng    trồng bằng các loại keo.

Trước đó, giống mới cây keo lá liềm này được Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận phối hợp Viện Khoa học Lâm nghiệp tìm kiếm, chọn lọc từ những vườn giống trong nước (Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế), trồng thử nghiệm 3 ha bằng những cây trội giống vô tính. Lãnh đạo Trung tâm Giống cây trồng cho hay, loại giống keo lá liềm (A.crassiccarpa) tỏ ra khả năng chịu hạn cao, sinh trưởng mạnh trên vùng đất bạc màu của tỉnh. Với thuận lợi đó, trung tâm đã lần lượt chuyển giao hạt giống, kỹ thuật gieo ươm cây keo lá liềm cho các đơn vị đang quản lý những vùng cát di động, bán di động, khô hạn, nghèo dinh dưỡng, với diện tích khoảng 1.000 ha; như Ban Quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong (Bắc Bình), Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú… Màu xanh rừng trồng đang hồi phục dần trên những vùng đất cát chiến khu Lê năm xưa. Không dừng ở đó, cây keo lá liềm cũng đang trung tâm được nhân rộng tới khắp nơi các ban quản lý rừng phòng hộ ở Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình của tỉnh: … Diện tích cây trồng này toàn tỉnh gần 2.000 ha. Tại một hội thảo về trồng rừng trong tỉnh tổ chức tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong, các đơn vị tiên phong thực hiện trồng cây keo lá liềm đều cho rằng, loại cây này đang sinh trưởng, phát triển tốt, đạt kết quả khả quan, phù hợp nhiều vùng đất khô hạn, nghèo chất dinh dưỡng ở Bình Thuận. Các ban quản lý rừng phòng hộ ở khu Lê (Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc) trồng đến năm thứ ba, thứ tư cây vẫn lên xanh tươi. Riêng ở những vùng đất cát ven biển (Tuy Phong), cây keo lá liềm trồng sống trên 80%, tỷ lệ này khá cao so với các loại cây lâm nghiệp khác trồng ở vùng đất này. Hàng năm, trung tâm tiếp tục chuyển giao công nghệ về giống cây lâm nghiệp này cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng trong tỉnh, không ngừng mở rộng diện tích rừng phòng hộ, chắn cát ven biển, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu.

 Cùng với đó, trung tâm đã chuyển hoá rừng trồng đã qua khảo nghiệm thành rừng giống 36 ha; như một số cây nhập nội (lát Mehico, ngân hoa, tràm Úc), cây có giá trị kinh tế (huỳnh đàn), cây chịu hạn (cóc hành, keo chịu hạn).., đã được trồng đại trà ở nhiều địa phương trong tỉnh. Hiện đơn vị này chăm sóc, bảo vệ một số diện tích rừng trồng: Vườn thực vật (31 loài), 7 ha rừng giống được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận, như bạch đàn Canal, Bạch đàn Tê rê, keo lá liềm.

Thụy Khanh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Keo lá liềm bén rễ trên vùng đất ven biển