Theo dõi trên

Người chăn nuôi nâng cao ý thức phòng chống dịch

12/06/2019, 09:01

BT- Mặc dù đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên bệnh vẫn xâm nhiễm vào tỉnh. Cùng với những nỗ lực dập dịch của cơ quan chuyên môn, người dân cần chủ động phòng chống nhất là các con đường bệnh lây nhiễm.

                
Phun thuốc khử trùng các phương tiện vận tải    vào địa bàn tỉnh. Ảnh: Đ.H

Cẩn trọng thức ăn thừa

Hiện toàn tỉnh số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm số lượng lớn nên việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi còn hạn chế. Nhất là việc sử dụng thức ăn thừa chăn nuôi còn khá phổ biến. Tuy nhiên, trong mùa dịch tả lợn châu Phi người chăn nuôi phải đặc biệt thận trọng không được tận dụng thức ăn dư thừa từ nhà hàng, bếp ăn tập thể, khách sạn không qua nấu kỹ hay không tiệt trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển nuôi lợn. Virus có thể tồn tại trong thức ăn chưa được xử lý bằng nhiệt chính là nguồn lây lan bệnh. Chưa kể, Bình Thuận là địa bàn có nhiều khách du lịch và phương tiện vận chuyển hàng hóa từ các nước, các vùng đang có dịch bệnh. Thức ăn thừa là mối nguy cơ lây lan dịch rất lớn.

“Chúng tôi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thức ăn thừa từ các hàng quán, nhà hàng, bếp ăn tập thể cho lợn ăn. Nếu sử dụng phải nấu chín ở 100 độ C, sôi từ 20 - 30 phút để đảm bảo diệt virus, diệt hoàn toàn mầm bệnh trước khi cho lợn ăn. Phải tiêu độc khử trùng cả xe và thùng thức ăn”, ông Nguyễn Ngọc Vấn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo. Một hộ chăn nuôi ở Thiện Nghiệp thường xuyên sử dụng thức ăn dư thừa nuôi heo để tiết kiệm chi phí cho biết: “Thức ăn thừa thực ra đã được đun chín, khi mang về tôi vẫn nấu lại. Bản thân tôi phải có ý thức chủ động phòng chống dịch. Đồ đạc đi lấy thức ăn thừa tôi rửa sạch sẽ, phun thuốc tiêu độc khử trùng”. Tại Hàn Quốc, Chính phủ nước này giám sát triệt để nuôi lợn bằng thức ăn thừa tại các hộ chăn nuôi, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của dịch tả lợn châu Phi vào nước này. Còn theo Tổ chức Thú y thế giới nhận định, việc sử dụng thức ăn dư thừa chưa được xử lý nhiệt chiếm đến 60% nguồn lây lan và xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Vì vậy, trong khuyến cáo “5 không” đặc biệt chú ý kiểm soát chặt nguồn thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.Thực tế việc ghi nhận 3 ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh mới đây cũng cảnh báo nguy cơ lây nhiễm khó lường bệnh còn tiềm ẩn ở các con vật trung gian.

Tổ chức Thú y thế giới (OIE) khuyến cáo mặc dù dịch tả lợn châu Phi không lây lan sang người và các vật nuôi khác nhưng người và vật nuôi khác lại có thể mang mầm bệnh và lây nhiễm sang lợn qua các con vật trung gian như: ve hút máu, ruồi, muỗi, các loại bọ, chim, chuột, chó, mèo, trâu, bò, dê, cừu.

 Người chăn nuôi thông thái

Từ ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên công bố ở hai xã Gia An (Tánh Linh) và Đức Chính (Đức Linh),  và mới đây tại thị xã La Gi đã công bố dịch tại xã Tân Phước vào ngày 9/6. Để ngăn chặn và khống chế bệnh thì chính người chăn nuôi giữ vai trò chủ thể, là người trực tiếp thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch. Do đó, bản thân hộ chăn nuôi tự có kiến thức để bảo vệ đàn lợn của gia đình mình. Thời gian qua, nguyên nhân dịch tả lợn bùng phát chủ yếu là do một số người chăn nuôi, thương lái chưa nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm của dịch, vì lợi ích trước mắt nên đã có hiện tượng bán chạy lợn ốm, lợn chết; vận chuyển, giết mổ tiêu thụ lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh. Do sự chủ quan, bất cẩn của người chăn nuôi như: Việc sử dụng thức ăn thừa cho đàn lợn ăn không qua xử lý nhiệt. Hay việc chăn nuôi tận dụng trong gia đình, điều kiện chuồng trại không đảm bảo; khu vực chăn nuôi gần khu vực sơ chế, chế biến thức ăn của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh. Điều kiện vệ sinh phòng bệnh không đảm bảo, không thường xuyên tiêu độc khử trùng. Một số nơi lại sử dụng nước ao hồ tắm, rửa chuồng trại, không quản lý người và các thiết bị ra vào trại khiến dịch có cơ hội thâm nhập… Những vấn đề này điều hoàn toàn có thể tránh được nếu người chăn nuôi có đủ kiến thức phòng tránh dịch.

Và giải pháp căn cơ, tối ưu nhất chính là phải thực hiện rốt ráo giải pháp an toàn sinh học chuồng trại, tiêm ngừa vaccine đầy đủ. Định kỳ vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi và xung quanh, hạn chế người và phương tiện ra vào trại. Khi phát hiện đàn lợn có biểu hiện bất thường cần báo ngay với cơ quan thú y gần nhất hoặc chính quyền địa phương.

Thanh Duyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết:
Hôm nay đưa vào hoạt động 2 trạm dừng chân tạm thời
BTO-Thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng tạm trạm dừng chân trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Ban quản lý dự án 7 đã tiến hành thi công 2 trạm dừng nghỉ tạm trên cả hai chiều đường cao tốc, đưa vào hoạt động phục vụ tài xế, người tham gia giao thông vào dịp lễ 30/4 và 1/5.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người chăn nuôi nâng cao ý thức phòng chống dịch