Theo dõi trên

Rà soát các vùng trọng điểm, thường xuyên xảy ra thiên tai

07/06/2019, 16:02 - Lượt đọc: 6

BTO- Đó là một trong các yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong trong buổi chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phươngtriển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong thời gian tới, diễn ra vào chiều ngày 6/6.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, năm qua, tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn trong mùa mưa, bão ở Bình Thuận diễn biến ít phức tạp hơn với năm 2017. Tuy nhiên, các hiện tượng thời tiết cực đoan, mưa, dông, lốc xoáy, ngập lụt, lũ quét cục bộ, sạt lở bờ biển xảy ra ở nhiều địa phương, sự cố, tai nạn tàu thuyền trên biển,... gây thiệt hại lớn về người, tài sản, công trình cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp.

                
      Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong chỉ đạo tại cuộc họp.

Theo đó, tổng giá trị thiệt hại toàn tỉnh hơn 351 tỷ đồng, trong đó có 2 người chết, mất tích; hơn 1,5 ngàn căn nhà bị ngập, sập, tốc mái, hư hỏng; tổng diện tích nông nghiệp bị thiệt hại hơn 23 ngàn ha.

Riêng 5 tháng của năm 2019, tình hình sạt lở bờ biển xảy ra tại Tuy Phong, TP. Phan Thiết; nắng nóng gay gắt, liên tục và kéo dài làm thiếu nước, ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết, sinh hoạt và đời sống, sản xuất nông nghiệp cho người dân trong tỉnh. Ngoài ra, tình hình tai nạn, sự cố xảy ra trên vùng biển của tỉnh với 41 vụ, làm 31 người chết, 8 tàu cá bị chìm và 2 tàu cá bị hư hỏng.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục như phương án, kế hoạch ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” tại các địa phương, đơn vị vẫn chưa sát thực tế; công tác kiểm định, kiểm tra chất lượng tàu thuyền của ngư dân chưa chặt chẽ, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân, đảm bảo an toàn tính mạnh khi hành nghề trên biển còn thấp, dẫn đến xảy ra nhiều vụ mất tích, tai nạn trên biển. Ngoài ra, tình hình sạt lở khu vực ven biển tại các điểm du lịch chậmkhắc phục, còn nhiều vướng mắc về kỹ thuật, cơ chế, nguồn vốn...

Tình hình thời tiết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành phải chủ động triển khai tốt công tác phòng, chống, ứng phó để giảm thiểu thiệt hại xảy ra. UBND và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thị xã, thành phố rà soát các vùng trọng điểm xung yếu, các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, sạt lở bờ biển; tiến hành cập nhật phương án, kế hoạch sơ tán dân, di dời tất cả các khu vực có nguy cơ do bão lũ đổ bộ ven sông, suối, triều cường, nước biển dâng, sạt lở do lũ quét... để chủ động ứng phó và thông báo cho người dân biết, xử lý kịp thời.

Tiếp tục rà soát phương án, kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và các điều kiện theo phương châm “4 tại chỗ”, nâng cao năng lực, bổ sung lực lượng xung kích, sẵn sàng tham gia công tác ứng phó ngay khi sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, kỹ năng phòng ngừa, xử lý sự cố và tìm kiếm cứu nạn ở từng cấp, ngành, địa phương và người dân…

K.H



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rà soát các vùng trọng điểm, thường xuyên xảy ra thiên tai