Theo dõi trên

Sơ kết thí điểm chia sẻ lợi ích REDD+

27/09/2017, 11:22 - Lượt đọc: 78

BTO- Trong 2 ngày (25 – 26/9/2017), tại Khách sạn Bình Minh, TP.Phan Thiết, Ban Quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo Sơ kết Thí điểm chia sẻ lợi ích (BDS) và cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại, hòa giải, phản hồi (GRM) gắn với triển khai kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (Sirap) và thỏa thuận thực hiện (RIA) có lồng ghép chia sẻ lợi ích. Tham gia buổi Hội thảo có gần 50 đại biểu đến từ các xã, Ban quản lý rừng phòng hộ tham gia thực hiện REDD+.

                
      Các đại biểu tham quan mô hình trồng dừa xiêm lùn

Sau 4 năm thực hiện, Chương trình UN-REDD tỉnh Bình Thuận đang tiến hành xây dựng và thực hiện 02 SiRAP gắn với chia sẻ lợi ích tại Ban Quản lý rừng phòng hộ: Lê Hồng Phong và Sông Quao. Trong đó, Ban QLRPH Sông Quao thực hiện quản lý bảo vệ rừng tự nhiên gắn với chia sẻ lợi trên diện tích rừng là: 4.091,67 ha  với 62 hộ nhận khoán bảo vệ; Ban QLRPH Lê Hồng Phong thực hiện thí điểm Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên gắn với chia sẻ lợi ích tổng diện tích 4.000 ha với 57 hộ dân tham gia. Ngoài ra, Ban QLRPH Lê Hồng Phong và Sông Quao đã thành lập các nhóm hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật tại các Ban QLRPH, Hội đồng hòa giải ở các xã nằm trong lâm phận của Ban QLRPH để tham gia thí điểm cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại, hòa giải, phản hồi gắn với triển khai Kế hoạch hành động cấp cơ sở và thỏa thuận thực hiện có lồng ghép chia sẻ lợi ích. Nhờ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, Ban Quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh Bình Thuậnchưa nhận được khiếu nại nào của người dân liên quan đến thực hiện REDD+. Cũng tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nêu một số ý kiến thắc mắc của người dân tham gia thực hiện REDD+ như: Sau khi kết thúc thời gian nhận khoán thí điểm giai đoạn 2016 – 2018, thì những năm về sau có thực hiện nữa hay không? Sau khi kết thúc Chương trình thí điểm, thì các hộ nhận khoán bảo vệ rừng có được tiếp tục nhận khoán BVR trên diện tích đã được nhận khoán không?

Tại Hội nghị, Đại diện Ban Quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của đại biểu và sẽ có câu trả lời đến người dân đang thực hiện REDD+ tại địa phương. Kết thúc Hội nghị, các đạibiểu đã tham quan mô hình: Trồng Mãng cầu, Dừa xiên lùn, mô hình trồng rừng hỗ giao cây giáng hương tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong.

Nguyễn Luân



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sơ kết thí điểm chia sẻ lợi ích REDD+