Theo dõi trên

Thanh long Bình Thuận, nhìn từ góc độ  FTA

28/12/2018, 10:38 - Lượt đọc: 30

BT- Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với một số nước, cũng như đang tham gia một số FTA thế hệ mới: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (đang trong quá trình chuẩn bị ký kết). Nhìn chung, với việc ký kết các FTA, hàng  hóa của chúng ta  có cơ hội thâm nhập sâu các thị trường rộng lớn, sức tiêu thụ cao; thúc đẩy sản xuất - kinh doanh trong nước phát triển, có cơ hội hạ giá thành sản phẩm bằng việc áp dụng  các công nghệ  quản lý - điều hành tiên tiến; các kỹ thuật sản xuất - chế biến hiện đại. Càng thêm nhiều FTA, sự ưu đãi thuế quan cho hàng hóa của Việt Nam  càng tăng, chưa kể là phi thuế quan. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng: Các FTA, CPTPP cũng sẽ mang lại cho Việt Nam những khó khăn nhất định, khi phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước thành viên nhập vào Việt Nam.  Chẳng hạn, với trái cây  Việt Nam phải cạnh tranh trái kiwi của Newzealand; với Mỹ là các loại...

                
Thanh long đóng gói xuất khẩu. Ảnh: Đình    Hòa

Nhìn từ đó, để thấy rằng  thanh long của Bình Thuận không thể đứng ngoài cuộc cạnh tranh nói trên cả về xuất khẩu và tại thị trường nội địa. Bởi, trong một thị trường hoa quả có tính cạnh tranh cao thì với loại hoa quả cùng loại nào đó, bên nào giá trị dinh dưỡng cao, an toàn thực phẩm, giá cả phải chăng, người tiêu dùng  sẽ lựa chọn bên đó. Người tiêu dùng sẵn sàng từ chối hàngViệt Nam, hàng của Bình Thuận, nếu thấy rằng nó không thật sự bảo đảm về điều gì đó (bảo quản, dinh dưỡng...). Lúc đó, cho dù chính quyền có vận động “người Việt Nam dùng hàng Việt” sự hưởng ứng cũng sẽ không cao. Vì vậy, năm 2019 trở đi, khi mà các FTA thế hệ mới còn đang trong giai đoạn hoàn tất, thanh long sản phẩm lợi thế của tỉnh cần phải có sự chuyển mạnh về chất lượng. Hiện nay, tổng diện tích thanh long  toàn tỉnh  trên 27.750 ha, trên kế hoạch khoảng 30.000 ha tính đến năm 2020. Sản lượng hơn 540.250 tấn, tăng 304.184 tấn so với năm 2008; năng suất đạt 21 tấn/ha. Toàn tỉnh hiện có 23 hợp tác xã, 2 liên hiệp sản xuất và chế biến thanh long, góp phần làm nhiệm vụ giải quyết đầu ra, và trên thực tế đầu ra hiện nay đa số là thị trường Trung Quốc vốn chưa coi trọng chất lượng.

Những năm qua, để nâng cao chất lượng thanh long, các nhà vườn ở Bình Thuận áp dụng quy trình sản xuất thanh long an toàn  VietGAP, GlobalGAP… Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ để hạn chế sâu bệnh trên cây, trái thanh long, cũng như kéo dài thời gian lưu giữ trái thanh long… để xuất khẩu thanh long vào các  nước có FTA với Việt Nam. Nhìn chung, để vào được thị trường các nước có FTA với Việt Nam, người trồng thanh long Bình Thuận cần nhiều việc phải làm lắm!

Hoàng Hạc



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh long Bình Thuận, nhìn từ góc độ  FTA