Theo dõi trên

“Thanh long dội chợ”: Bình Thuận cuối tuần đã cảnh báo 5 năm trước

12/10/2018, 09:32

BT- Những ngày này thanh long Bình Thuận đang... “dội chợ”. Thanh long ruột trắng loại thường xuống đến mức: 500 - 1.000  đồng/kg nhưng rất khó bán. Thanh long ruột đỏ, ngày 8/10, chỉ còn 4.000 đồng/kg (tại chợ Phú Thủy, Phan Thiết) và cũng trong tình trạng “ế hàng”. Tại Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, hai nơi có diện tích thanh long lớn nhất tỉnh, có không ít vườn thanh long chín  nẫu nhưng  không có người hái... Những con đường bê tông xi măng dẫn vào các nhà vườn cũng vắng những chiếc xe tải lui tới chở trái như trước đây. Và, cũng chính vì vậy,  một số nhà vườn đã đổ đống thanh long bên vệ đường, mặc cho ruồi nhặng…  Tình trạng trên cho thấy: Người trồng thanh long trong tỉnh đang chịu thiệt hại không nhỏ khi mà sản xuất ra bán không được!

Có thể nói: Tất cả quy về nông dân và chỉ người nông dân là những người thiệt hại nặng nhất trong trường hợp này. Đây cũng là bài học cho nông dân trong việc phải tìm hiểu thị trường; phải dè chừng sự “nóng lạnh” của thị trường, cũng như tình hình Trung Quốc đã và đang  mở rộng diện tích thanh long. Về diện tích thanh long Trung Quốc, trong bài báo “Giải mã” việc Trung Quốc đột ngột không mua thanh long Việt Nam” đăng trên Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh, số ra thứ hai, ngày 8/10/2018, cho biết: “Theo Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), hiện nay diện tích trồng thanh long của Trung Quốc là khoảng 35.555 ha, tương đương với diện tích trồng thanh long của Việt Nam…”. Dĩ nhiên, cùng với diện tích này thì sản lượng thanh long Trung Quốc không còn nhỏ, chưa nói là chất lượng trái cũng không hề kém cạnh thanh long Việt Nam, Thái Lan.

Cần nói thêm, diện tích thanh long và tình hình sản xuất thanh long của Trung Quốc mà bài báo nói trên đề cập là không mới, bởi trước đó 5 năm, Bình Thuận cuối tuần trong bài viết: “Thanh long Bình Thuận - cuộc so găng sẽ đầy kịch tính” đăng ngày 5/7/2013 và 12/7/2013  đã đề cập đến: “Trung Quốc coi thanh long (Pitaya) là ngành công - nông nghiệp mới. Trong một số năm nhất định sẽ tạo ra sản lượng thanh long hàng hóa bảo đảm nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu; đủ sức thay thế lượng thanh long nhập từ Thái Lan và Việt Nam. Cũng trong bài báo đó, tác giả bài báo đã báo động về tình trạng sẽ khó tiêu thụ thanh long khi mà lượng thanh long của tỉnh chưa được chế biến tốt, cũng như đa phần xuất sang Trung Quốc. Chiếm trên 76% sản lượng (tiểu ngạch và chính ngạch). Trong khi đó việc xâm nhập vào các thị trường khác, thị trường tiềm năng như: Ấn Độ, Myanmar… chưa thật vững chắc.  Vì vậy,  chỉ cần ách tắc một khâu nào đó, thanh long Bình Thuận sẽ dễ “hắt hơi, nhảy mũi”. Và, cũng trong bài báo nói trên, tác giả bài báo còn đề cập đến việc giảm giá thành trên đầu tấn để cạnh tranh tốt với thanh long Trung Quốc, trong đó có việc giảm chí phí vận chuyển (năm 2013, doanh nghiệp phải chịu chi phí là 7.000 đồng/kg). Nhìn lại từ khi có bài báo trên, có một số mặt, các nhà vườn thanh long Bình Thuận đã làm được như nâng chất lượng trái, đa dạng mẫu mã hàng hóa… Song về thị trường xuất khẩu thì vẫn còn phụ thuộc Trung Quốc, trong khi tiêu thụ nội địa chưa cao, dẫn đến câu chuyện: Thanh long “dội chợ” hôm nay.

Hà Thanh Tú



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Thanh long dội chợ”: Bình Thuận cuối tuần đã cảnh báo 5 năm trước