Theo dõi trên

Tháo gỡ những bất cập trong quy hoạch và khai thác titan

12/09/2017, 10:48

 BTO- Theo quy hoạch thăm dò, khai thác titan đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 26 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác với tổng diện tích 19.527 ha, trữ lượng, tài nguyên 133,3 triệu tấn. Theo kết quả rà soát thực địa, hiện nay, trong 26 khu vực quy hoạch titan thì có 18 khu vực chồng lấn với 32 dự án khác đã được chấp thuận đầu tư với tổng diện tích chồng lấn là 2.743 ha. Ngoài ra, diện tích quy hoạch titan còn chồng lấn với các dự án điện gió, điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản…gây ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án và thu hút đầu tư của tỉnh.

                
Khai thác titan

Ngoài ra trong quá trình khai thác và chế biến titan, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và canh tác của người dân cũng bị ảnh hưởng.

Bởi trong quá trình khai thác titan  cần một lượng nước lớn đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải rất lớn sẽ làm ảnh hưởng đến tầng chứa nước.

Những tác động bất lợi khác của khai thác, chế biến titan đến môi trường như: xáo trộn các tầng cát, phá hủy thảm thực vật trên cồn cát, nguy cơ hoang mạc hóa và sự cố môi trường như vỡ bờ mong đã xảy ra vào năm 2016 tại Suối Nhum của doanh nghiệp Tân Quang Cường … và những ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch ven biển cũng là vấn đề cần phải nói.

                
      Bản đồ hiện trạng chồng lấn titan

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Nam chủ trì cuộc họp nghe các sở, ngành, địa phương liên quan báo cáo phương án đề xuất điều chỉnh quy hoạch titan theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. 

Nhiều ý kiến cho rằng quy hoạch titan trong thời gian tới phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh. Các khu mỏ đưa vào quy hoạch titan phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, an toàn cho khu vực mỏ khai thác và đời sống của nhân dân, phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cảnh quan thực tế tại tỉnh Bình Thuận. Khu vực mỏ nào có nguy cơ ảnh hưởng đến dân sinh, không an toàn, không đảm bảo nguồn nước; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước; chồng lấn nhiều dự án... thì xem xét đưa vào dự trữ khoáng sản hoặc đưa ra khỏi quy hoạch.  Việc đưa vô quy hoạch khai thác titan phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế - xã hội; các doanh nghiệp khi khai thác phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện khai thác theo quy định… 

                
      
      Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Nam chủ trì cuộc họp nghe các sở,    ngành đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch titan

Vì vậy, Bình Thuận cần chủ động phối hợp với các chuyên gia, các nhà khoa học để xây dựng quy hoạch cho riêng mình, từ đó có những đề xuất phù hợp cho trung ương. Đồng thời quá trình khai thác phải bám sát quy hoạch, phải gắn khai thác với chế biến sâu theo đúng lộ trình, khai thác phải gắn với hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường…

Q.T



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đức Linh cần tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp để phát triển toàn diện
BTO-Đồng chí Nguyễn Hoài Anh - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chỉ đạo như vậy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Linh, diễn ra sáng 25/4. Dự làm việc còn có đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháo gỡ những bất cập trong quy hoạch và khai thác titan