Theo dõi trên

Triển khai thực hiện nghị quyết xử lý nợ thuế 

08/04/2020, 08:57 - Lượt đọc: 47

BT- Chỉ thị số 03/CT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mới đây yêu cầu cơ quan thuế các cấp triển khai Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (NSNN).

Chỉ thị có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Đây là văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện xử lý nợ không còn khả năng nộp NSNN. Việc xóa nợ phải căn cứ vào đối tượng, đáp ứng các điều kiện cụ thể về hồ sơ, thủ tục và đặc biệt liên quan đến nhiều đối tượng nộp thuế (đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, giải thể, phá sản, không còn sản xuất kinh doanh, không còn khả năng nộp NSNN), nên công tác tổ chức, triển khai phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành, chính quyền các cấp.

Để triển khai hiệu quả, thống nhất trong cả nước, Bộ Tài chính yêu cầu cục trưởng cục thuế các tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) triển khai thực hiện nghị quyết xử lý nợ ở địa phương do cục trưởng làm trưởng ban. BCĐ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết và chỉ thị này; triển khai thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch và hướng dẫn của BCĐ Tổng cục Thuế, bảo đảm đúng tiến độ, nội dung. Tùy tình hình thực tế, cục thuế sẽ dự kiến các thành viên tham gia tổ thường trực giúp việc BCĐ. Cuối tháng của mỗi quý, BCĐ sẽ phải tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện chỉ thị và báo cáo BCĐ Tổng cục Thuế. Đồng thời, trước ngày 1/7, BCĐ tại các cục thuế chỉ đạo thực hiện rà soát, phân loại nợ theo từng địa bàn, từng đối tượng, bảo đảm chính xác; lập văn bản xác nhận giữa cơ quan thuế với UBND xã về việc người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Chỉ thị cũng yêu cầu Cục Thuế các địa phương trình UBND tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai nghị quyết, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, đảm bảo phối hợp thống nhất với cơ quan thuế trong việc lập hồ sơ, xác nhận và xử lý nợ. Cục trưởng cục thuế phải trực tiếp chỉ đạo công tác rà soát hồ sơ, phân loại nợ từng đối tượng được xử lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trên hồ sơ. Trên cơ sở này, tham mưu UBND tỉnh, thành phố có ý kiến tham gia với Bộ Tài chính về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục khoanh nợ, xóa nợ…

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1188 yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai phổ biến, quán triệt các nội dung được giao theo chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công văn số 3147/BTC-TCT ngày 19/3/2020. Trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện, các đơn vị và Cục Thuế tỉnh chủ động phối hợp để giải quyết theo thẩm quyền. Cục Thuế tỉnh tổng hợp, báo cáo tham mưu UBND tỉnh đối với các nội dung vượt thẩm quyền, hoặc tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế tháo gỡ kịp thời.

T.D



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển khai thực hiện nghị quyết xử lý nợ thuế