Theo dõi trên

Tuy Phong: Khai thác hải sản bền vững

13/12/2018, 08:47

BT - 2 năm qua (2016 – 2018), giá trị sản xuất ngành thủy sản của Tuy Phong đạt 3.092 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 12,53%. Qua đó cho thấy ngành thủy sản của huyện có bước phát triển khá cũng như sự đầu tư của địa phương từ dịch vụ hậu cần nghề cá đến nuôi trồng, chế biến hải sản…

         
   

   

         Phân loại thủy sản.

Liên kết chuỗi sản phẩm

Thị trấn Liên Hương có 4 cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mực được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Liên Hương có hơn 100 tàu, thuyền thúng lắp động cơ có công suất từ 20-90CV làm nghề khai thác mực, đánh bắt ở vùng biển ven bờ và tuyến lộng. Năm 2017, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện triển khai mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mực ống tại Liên Hương. Đây là mô hình điểm liên kết chuỗi giữa ngư dân làm các nghề khai thác mực (nghề bẫy bóng mực, chụp mực, câu mực) với doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mực trong nước và xuất khẩu tại thị trấn Liên Hương. Đồng thời, giúp ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất.

    
    Toàn huyện có   1.488 thuyền với tổng công suất 202.617  cv. Trong đó, tàu thuyền   khai thác xa bờ có công suất từ 90Cv   trở lên tiếp tục tăng nhanh. Năm 2018, tăng 43 thuyền so cuối năm 2017,   nâng tổng số tàu thuyền toàn huyện là 639 thuyền/168.808  cv.

Năm nay, mô hình tiếp tục duy trì, các doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua với các tàu cá đã thu mua mực của hơn 40 tàu cá với sản lượng 50 tấn mực. Ngoài ra, ngư dân được tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất, tính đến cuối tháng 10/2018, có 278 hộ làm nghề khai thác hải sản có công suất lớn ở các xã, thị trấn Liên Hương, Chí Công, Phước Thể, Phan Rí Cửa, Hòa Phú được vay vốn theo Nghị định 55 của Chính phủ với số tiền hơn 33,4 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ vay 120 triệu đồng. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân được tiếp cận với nguồn vốn đóng mới và nâng cấp tàu cá khi có nhu cầu, giúp ngư dân yên tâm bám biển.

Khai thác gắn bảo vệ

Đầu năm nay, Tuy Phong có 2 tàu được đóng mới theo Nghị định 67 với tổng công suất 1.373cv đã hạ thủy đi vào hoạt động, đem lại hiệu quả kinh tế. Đây là hai tàu chuyển đổi thành công từ nghề giã cào sang tàu vỏ thép có công suất lớn, nâng tổng số tàu thuyền đánh bắt vùng biển xa lên 18/21 hộ. Các tàu đánh bắt vùng biển xa ở Tuy Phong luôn chấp hành quy định của Nhà nước, không xâm phạm lãnh hải các nước trong khu vực. Năng lực tàu thuyền phát triển theo hướng giảm thuyền nghề khai thác hải sản mang tính tận diệt, tăng thuyền nghề công suất trên 400Cv với các nghề phù hợp như vây rút chì, lưới rê, mành chụp, khai thác tuyến khơi...

Việc thực hiện những chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản được quan tâm đã tạo bước đột phá trong việc xây dựng đội tàu cá công suất lớn bằng vật liệu mới, được trang bị hiện đại, công suất lớn để khai thác được dài ngày trên biển, an toàn và hiệu quả hơn, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của ngư dân, từ nhỏ lẻ sang “làm ăn lớn”. Cùng với đó, ngành nông nghiệp huyện thường xuyên phối hợp UBND các xã, thị trấn vùng biển rà soát, thống kê thuyền giã cào bay, tăng cường kiểm tra xuất bến trong thời gian cấm. Ngăn chặn, xử lý kịp thời thuyền giã cào ngoài tỉnh, giã cào bay hoạt động sai tuyến gây bức xúc. Qua đó, đã xử lý 118 trường hợp vi phạm, giảm 19 trường hợp so cùng kỳ, trong đó có 26 trường hợp giã cào.  

Thanh Duyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuy Phong: Khai thác hải sản bền vững