Theo dõi trên

Vì sao quốc lộ 1 mới sửa chữa đã hằn lún?

20/05/2016, 08:48

BT- Dự án cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 đoạn từ Phan Thiết (Bình Thuận) - Đồng Nai dài 113,65 km, bắt đầu từ km 1720 + 800 xã Hàm Cường đến km 1841 + 000 thuộc huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng do Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư, khai thác, chuyển giao), khởi công tháng 4/2013 và hoàn thành tháng 1/2015. Bắt đầu sử dụng từ ngày 13/2/2015. Dự kiến dự án sẽ thu phí trong vòng hơn 22 năm. Đoạn Bình Thuận - Đồng Nai từ khi đưa vào khai thác đã  giúp các phương tiện lưu thông nhanh hơn, rút ngắn thời gian di chuyển, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực. Quá trình khai thác vận hành dự án, đơn vị quản lý đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành để đảm bảo an toàn giao thông luôn thông suốt. Mặt khác, nhà đầu tư đã hỗ trợ ở Bình Thuận lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu, nút giao thông giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 55, lắp đặt biển cấm dừng đỗ trước mặt UBND Hàm Thuận Nam theo đề xuất của Ban An toàn giao thông Bình Thuận...

                

Ghi nhận phóng viên trong chuyến đi thực tế gần đây,  một số vị trí trên tuyến đường có hiện tượng hằn lún vệt bánh xe, cụ thể như ở các điểm 2 đầu Trạm thu phí Sông Phan, điểm km 1749 + 500, Km 1755 +500… Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao có hiện tượng hằn lún này, có phải do thi công không đảm bảo chất lượng hay nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng trên? Ông Trần Xuân Bình – Phó Giám đốc Chi nhánh BOT 319 Sông Phan, cho biết: Một số vị trí hằn xảy ra ở các điểm xung yếu, ở 2 đầu Trạm thu phí Sông Phan do lượng phương tiện giao thông thường xuyên dừng đỗ kéo dài; điểm km 1749 + 500 là nút giao đèn tín hiệu giao thông nên các phương tiện giao thông cũng thường xuyên dừng đỗ. Với km 1755 +500 là vị trí đường cong nằm siêu cao kết hợp với độ dốc, vạch sơn liền, các phương tiện giao thông chỉ đi theo một vệt gây tải trọng trùng phục. Ngoài các nguyên nhân trên, việc xảy ra hằn lún là do ảnh hưởng thay đổi nhiệt độ. Tại thời điểm nắng nóng nhất, nhiệt độ đo ở mặt đường lớn hơn 70 độ C, trong khi nhiệt độ hóa mềm của nhựa đường theo tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép là 46 độ C. Sự gia tăng lưu lượng phương tiện xe quá tải cũng là vấn đề dẫn tới một số vị trí bị hằn lún. Dự án thiết kế với tải trọng trục xe là 10 tấn. Tuy nhiên, nhiều xe có tải trọng trục từ 20 – 30 tấn vẫn thường xuyên lưu thông…

Theo ông Bình, đến thời điểm này nhà đầu tư đã yêu cầu đơn vị thi công khắc phục đúng theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Thực hiện cào tạo phẳng các đoạn hằn lún có chiều sâu lớn hơn 2,5 cm. Tổ chức khảo sát đánh giá cụ thể nguyên nhân hư hỏng và khắc phục triệt để khi các phân đoạn hằn lún ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Theo ghi nhận của chúng tôi, đơn vị thi công đang triển khai cào, bóc lớp bê tông nhựa ở km 1749 + 500 đến km 1749 + 700, một số đoạn hằn lún lớn hơn 2,5 cm đã được  cào tạo phẳng để đảm bảo an toàn giao thông…

Trần Thi



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Sức lan tỏa từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Thực hiện lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã có nhiều đổi mới trong công tác dân vận ở cơ sở. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao quốc lộ 1 mới sửa chữa đã hằn lún?