Theo dõi trên

Đoàn công tác của Ủy ban Tư pháp Quốc hội làm việc tại Bình Thuận

15/08/2019, 09:57

BTO- Ngày 14/8, Đoàn công tác của Ủy ban Tư pháp Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật làm trưởng đoàn đã về Bình Thuận khảo sát  tình hình chấp hành pháp luật trong công tác: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng và điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, việc chấp hành tố tụng hình sự trong tạm đình chỉ điều tra. Làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Văn Hải; Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Phúc, cùng lãnh đạo các cơ quan liên quan.

                
      Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật phát biểu tại buổi làm    việc.

Tại buổi làm việc, đoàn đã nghe đại diện Công an, Viện KSND, Tòa án, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự thị xã La Gi báo cáo về  tình hình chấp hành pháp luật nói trên. Qua báo cáo, đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh và các thành viên trong đoàn công tác đã thảo luận những khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đề xuất giải pháp thực hiện.

Tình hình khiếu kiện hành chính trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng từ tháng 10/2018 đến tháng 7/2019 số vụ án hành chính đã thụ lý 198 vụ, giải quyết 46 vụ, so với cùng kỳ năm trước tăng 27 vụ. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Thuận Nguyễn Toàn Thiện cho rằng, sở dĩ số vụ án hành chính tăng là do thiếu sự phối hợp mạnh mẽ từ UBND các cấp cũng như các cơ quan có liên quan. Nếu không tháo gỡ được vấn đề này thì án hành chính sẽ ngày càng tăng.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Văn Lực chia sẻ những khó khăn của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh. Tuy nhiên, ông cho biết, qua theo dõi việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính ở Bình Thuận, nhận thấy chưa có chuyển biến tích cực, các vụ án hành chính diễn biến rất phức tạp có chiều hướng gia tăng. Ông đề nghị, lãnh đạo UBND các cấp, các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh cần quan tâm nâng cao nhận thức về chấp hành pháp luật tố tụng hành chính; thực hiện hành vi hành chính để hạn chế kiện ra tòa. Với các tòa án, cần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hành chính, hạn chế mức thấp nhất các vụ án hành chính bị hủy, sửa. Với viện kiểm sát, đề nghị tăng cường kiểm sát việc chấp hành pháp luật hành chính, thi hành án hành chính.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đánh giá cao kết quả buổi làm việc bởi những nội dung, yêu cầu đề ra của Đoàn đã được lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng trao đổi thẳng thắn, công khai, dân chủ và cụ thể. Các báo cáo được chuẩn bị cơ bản, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, giúp đoàn công tác hoàn thiện báo cáo khảo sát trình Quốc hội. Về vấn đề án hành chính, ông đề nghị UBND nhân dân các cấp quan tâm, rà soát lại xem vướng ở khâu nào?, giao nhiệm vụ cho các cơ quan có liên quan tìm cách giải quyết một cách hợp tình hợp lý trên cơ sở chấp hành theo Điều 60 của Luật Tố tụng hành chính…

Lê Ninh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đoàn công tác của Ủy ban Tư pháp Quốc hội làm việc tại Bình Thuận