Theo dõi trên

Mối lo tội phạm do ảo giác bởi ma túy

12/12/2017, 10:03

BT- Tệ nạn và tội phạm ma túy đang là mối lo thường trực trong đời sống hiện nay, khi mà số người nghiện ngày một gia tăng và cả tội phạm gây án do ảo giác từ việc sử dụng ma túy tổng hợp.

                
   
Đối tượng Hồ Hữu Thiện phê ma túy gây mất    an ninh trật tự bị công an xử lý.

Phê thuốc gây án

Nhắc đến chủ đề gây án do “ảo giác” bởi ma túy, hẳn mọi người chưa thể quên vụ án từng gây chấn động dư luận, khi Nguyễn Văn Tiến sau khi phê thuốc đã mất kiểm soát hành vi, dùng dao đuổi chém 19 người ở thị trấn Phan Rí Cửa (Tuy Phong), trong đó làm bà L tử vong hồi năm 2012. Vốn dĩ là con nghiện lâu năm, do không có tiền mua ma túy thỏa mãn cơn nghiện, Tiến đã mua thuốc tân dược uống với số lượng lớn để tìm cảm giác “phê”, dẫn đến bị mất kiểm soát hành vi. Tiến sau đó phải chịu mức án tử hình do những hậu quả gây ra.

Đầu năm 2017, một vụ án cướp tài sản gây xôn xao dư luận, liên quan đến phê ma túy cũng xảy ra trên địa bàn TP. Phan Thiết. Theo đó, Trương Minh Xuân (ngụ thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc), sử dụng ma túy đá quá liều và bị ảo giác đã cởi áo, cầm cây gỗ chặn xe lưu thông trên đường Thủ Khoa Huân. Khi thấy anh LVT điều khiển xe mô tô Air Blade, dừng xe tại khu vực ngã ba đường Thủ Khoa Huân - Châu Văn Liêm, Xuân bất ngờ dùng cây đánh và rượt đuổi anh Toàn, rồi quay lại lấy xe đem về nhà của người bạn cất giấu rồi sau đó bỏ trốn. Công an  đã điều tra và bắt khẩn cấp Xuân về hành vi cướp tài sản. Mới đây nhất sự việc xảy ra chiều 7/12, tại khu vực chợ Phan Thiết, khi Hồ Hữu Thiện (SN 1983, ở khu phố 7, phường Đức Nghĩa), sau khi phê ma túy đã gây náo loạn, trong đó có việc vung dao la hét, đe dọa người đi đường và dòi tự tử đã gây mất an ninh trật tự địa phương…

 Phải chịu trách nhiệm về hành vi 

Theo Luật sư Đỗ Minh Trúc (Văn phòng Luật sư Phan Thiết): Tại Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Tại Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018) quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như vậy, pháp luật đã có quy định về trường hợp người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và phạm tội do “ngáo đá” cũng không ngoại lệ.  Người “ngáo đá” thực hiện hành vi phạm tội thì cũng tương tự như người phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, đều phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây ra. “Việc thực hiện hành vi phạm tội do “ngáo đá”, có thể do trong tình trạng loạn thần nặng nhưng đây không phải là tình tiết giảm nhẹ hay miễn trách nhiệm đối với hành vi mình gây ra”. luật sư Trúc lưu ý.

Từ tác hại của ma túy, cũng như qua các sự việc và quy định của pháp luật cho thấy, đây là cảnh báo và bài học cho những ai đang sử dụng ma túy.

Trần Huỳnh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vững bước xây dựng quê hương
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng tư lịch sử, mỗi người dân Bình Thuận lại bồi hồi nhớ về thời khắc thiêng liêng của 49 năm trước, đó là Ngày giải phóng quê hương (19/4/1975) và Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975). Gần nửa thế kỷ sau khúc ca khải hoàn, vượt qua bao khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã và đang nỗ lực xây dựng quê hương, những đổi thay hôm nay mang dấu ấn thật đáng tự hào.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mối lo tội phạm do ảo giác bởi ma túy