Anh từ chối sự giúp đỡ của Mỹ tr
Anh từ chối sự giúp đỡ của Mỹ trước khi bị Iran giữ tàu
Trước khi Anh bị
Iran giữ tàu, Mỹ đã đề xuất hỗ trợ việc đi lại của Anh trên Vịnh Ba Tư song
chính phủ Anh không có bất kỳ phản ứng nào.
Tuyên bố trên được
đưa ra vào thời điểm Thủ tướng Anh Theresa May đang chuẩn bị triệu tập một cuộc
họp an ninh khẩn cấp về sự đáp trả của London trước việc Iran bắt giữ tàu chở
dầu treo cờ Anh trên Eo biển Hormuz với cáo buộc tàu này vi phạm các quy định
hàng hải quốc tế.
 |
Tàu chở dầu Stena Impero
treo cờ Anh bị Iran bắt giữ ngày 19/7. Ảnh: AP |
Cựu lãnh đạo đảng
Bảo thủ Iain Duncan Smith khẳng định rằng Washington đã đề xuất London sử dụng
"các tài sản của Mỹ" nhằm hỗ trợ việc đi lại của Anh trên Vịnh Ba Tư trước khi
Iran bắt giữ tàu Stena Impero của Anh.
"Tôi nghĩ trong thời
điểm hiện tại cần đặt ra một số câu hỏi về cách hành xử của chính phủ Anh. Tôi
nói điều này với vai trò là một người ủng hộ chính phủ. Những câu hỏi này đã
không được thảo luận và tôi muốn biết tại sao với một con tàu duy nhất xuất hiện
ở đây lại không có bất kỳ nỗ lực nào được thảo luận", ông Smith chia sẻ với BBC.
Ông đã gọi đó là
"thất bại to lớn" của chính phủ Anh về việc lẽ ra London phải phản ứng trước
việc này một cách nhanh chóng hơn.
Tuyên bố của cựu
lãnh đạo đảng Bảo thủ được đưa ra trước cuộc họp an ninh khẩn cấp của chính phủ
Anh ngày 22/7 do Thủ tướng Anh Theresa May chủ trì với nội dung dự kiến sẽ tập
trung vào các biện pháp đáp trả vụ Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh.
Trong khi đó, Ngoại
trưởng Anh Jeremy Hunt được cho là cũng sẽ đưa vấn đề này ra Quốc hội ngày 22/7
giữa bối cảnh ông Hunt vẫn đang chịu sức ép về các kế hoạch chung mà Mỹ đưa ra
nhằm xây dựng lực lượng bảo vệ hàng hải trên biển ở vùng Vịnh.
Việc này xảy ra sau
khi Bộ trưởng Quốc phòng Tobias Ellwood nhận định với Sky News rằng "kế hoạch
này không thể chỉ đơn giản là hộ tống từng tàu Anh" trên vùng Vịnh.
Ông Ellwood cũng bác
bỏ cáo buộc rằng chính phủ Anh không còn “để mắt” đến vấn đề này nữa, đồng thời
khẳng định "một số lựa chọn" vẫn đang được London cân nhắc sau khi Iran bắt giữ
tàu Anh.
"Nếu chúng ta muốn
tiếp tục duy trì vai trò của mình trên trường quốc tế, hãy ghi nhớ rằng các mối
đe dọa đang thay đổi - mọi điều đang xảy ra nằm ngay dưới ngưỡng của một cuộc
chiến toàn diện. Do đó, chúng ta phải đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng, bao gồm
cả lực lượng Hải quân Hoàng gia", ông Ellwood cho biết. Người đứng đầu Bộ Quốc
phòng cũng cho rằng lực lượng hải quân của Anh "quá nhỏ để bảo vệ lợi ích của
chúng ta trên toàn cầu".
Trước đó, Bob
Sanguinetti, người đứng đầu công ty UK Chamber of Shipping cáo buộc Lực lượng Vệ
binh Cách mạng của Iran (IRGC) đã "vi phạm luật pháp quốc tế" khi họ bắt giữ tàu
Stena Impero của Anh với 23 thủy thủ đoàn trên đó ngày 19/7.
Tuy nhiên, Tehran
cho rằng việc bắt giữ tàu Stena Impero là nhằm đáp trả việc tàu Grace 1 của nước
này bị Thủy quân Lục chiến của Hoàng gia Anh bắt giữ tại Eo biển Gibraitar. Iran
cũng khẳng định số phận các thủy thủ đoàn trên tàu Stena Impero với quốc tịch
chủ yếu là từ Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào việc họ hợp tác với các nhà chức trách Iran
như thế nào.
Mostafa Kavakebian -
một thành viên thuộc Ủy ban an ninh quốc gia của Quốc hội Iran cho biết Iran sẽ
không gây ảnh hưởng đến tàu thuyền Anh và Mỹ đi qua Eo biển Hormuz cho đến khi
Grace 1 được thả sớm nhất có thể".
Kiều Anh/VOV