Theo dõi trên

Thận trọng “bí quyết” chữa bệnh truyền miệng

26/03/2018, 09:36

BT- Thường xuyên xuất hiện những cơn đau bụng, buồn nôn, chán ăn và khó ngủ, anh Thiện Hoài (Hàm Thuận Nam) rất lo lắng và đã tới bệnh viện huyện khám. Bác sĩ phát hiện dạ dày anh có tổn thương và yêu cầu anh nhập viện điều trị. Qua một tuần điều trị ở bệnh viện anh thấy người khỏe lại, nhưng về nhà thỉnh thoảng vẫn xuất hiện cơn đau bụng. Để yên tâm về sức khỏe của mình, anh lại vào Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh để thăm khám. Tại đây, qua các kết quả xét nghiệm cộng với tiền sử bệnh đau dạ dày lâu nay của anh, các bác sĩ khoa Nội, tiêu hóa bệnh viện nhận định nguyên nhân chính khiến anh bị loét dạ dày tá tràng khá nặng là do anh sử dụng thuốc giảm đau. Từ đây anh Hoài mới biết suốt thời gian qua, anh hay uống viên aspirin theo lời chỉ bày của bạn bè để khỏi say trước khi uống rượu, nhưng anh không ngờ lại có hại cho sức khỏe như vậy. Bác sĩ thông tin thêm, thời gian...

Bác sĩ cũng khuyến cáo với những người thường xuyên uống rượu, bia nên thận trọng với những “bí quyết” này, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì những cách làm trên không hề có tác dụng chống say rượu, bia mà còn tác hại với sức khỏe. Bởi thuốc paracetamol là một loại thuốc có độc tính trên gan, do đó nếu trước khi uống rượu, bia mà uống thêm paracetamol sẽ làm cho gan bị tổn thương và ngộ độc. Còn đối với aspirin, mặc dù không gây trực tiếp đến gan nhưng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng loét dạ dày tá tràng, thậm chí nặng hơn là gây xuất huyết dạ dày tá tràng rất nguy hiểm. Với lại việc uống dầu ăn cũng không có tác dụng làm tăng tửu lượng, ngược lại còn gây ra tình trạng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa vì dầu ăn làm thức ăn di chuyển xuống ruột chậm lại và nằm ở dạ dày, nên  người uống ngộ nhận không say. Tuy nhiên khi tất cả lượng thức ăn này đi xuống ruột thì một lượng lớn rượu, bia sẽ được hấp thu, dẫn đến say rượu ngay và thậm chí có thể gây ra ngộ độc rượu.

M.Anh



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thận trọng “bí quyết” chữa bệnh truyền miệng