Theo dõi trên

 Các học giả thảo luận, đánh giá phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế cũng như tác động của phán quyết này đối với tình hình cụ thể ở Biển Đông hiện nay.

17/08/2016, 17:17 - Lượt đọc: 88

Sáng 17/8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trường Đại học Phạm Văn Đồng, tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với trường Đại học Nha Trang khai mạc Hội thảo quốc tế “Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông”.

Học giả quốc tế thảo luận quy chế pháp lý của đảo, đá tại Biển Đông

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 17, 18/8, với gần 100 đại biểu tham gia, là những học giả, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam có kiến thức chuyên sâu về luật biển quốc tế và đặc biệt quan tâm đến tình hình Biển Đông.

         
   

      

      Toàn cảnh    hội thảo

Hội thảo được tổ chức sau khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả trong và ngoài nước.

Các học giả đến với hội thảo cùng nhau thảo luận, đánh giá và nhận định đầy đủ hơn về phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế cũng như tác động của phán quyết này đối với tình hình cụ thể ở Biển Đông hiện nay.

Hội thảo cũng là cơ hội để các học giả làm rõ hơn về quy chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông theo quy định luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Đồng thời hội thảo nhằm làm sáng tỏ thêm những cơ sở pháp lý và lịch sử đối với chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Các tham luận trình bày tại Hội thảo xoay quanh những chủ đề như: Quy chế pháp lý của đảo và đá trong luật pháp quốc tế; tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế về vụ kiện ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc...

Phó Giáo sư,Tiến sỹ Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo cho biết: “Chúng tôi cũng nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của học giả về các giải pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông hiện nay. Đồng thời, có nhiều ý kiến khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng tôi cũng mở rộng các mối quan hệ với học giả quốc tế, sẽ có được những nhận thức chung về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, đến chủ quyền của Việt Nam và tác động của phán quyết của Tòa Trọng tài đối với biển Đông hiện nay”.

Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội thảo, còn diễn ra triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa với chủ đề “Những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”./.

VOV



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh từ “gốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Bình Thuận luôn quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xem đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
 Các học giả thảo luận, đánh giá phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế cũng như tác động của phán quyết này đối với tình hình cụ thể ở Biển Đông hiện nay.